Khi Niệm Phật Thấy Thắng Cảnh Hiện Ra Không Nên Khoe

Khi Niệm Phật Thấy Thắng Cảnh Hiện Ra Không Nên KhoeNiệm Phật, có người cảm ứng được cảnh giới Tây-phương Cực-lạc. Được như vậy là điều tốt. Thấy cảnh giới tốt đẹp thì biết sự dụng công tu hành của mình có được chút ít thành quả, tâm có một mức thanh tịnh nào đó. Tuy nhiên cũng nên nhớ, cái gốc của thắng cảnh này chính là tâm chân thành thanh tịnh cảm ứng ra, chứ không phải là một quyền lợi nào đó bên ngoài ban cho. Nghĩa là, ta thu lại được một chút ít vốn luyến sẵn có của chính ta chứ không có gì khác. Vậy thì, phải hàm dưỡng công phu tu tập, giữ tâm càng thêm thanh tịnh hơn, tin tưởng vững chắc hơn, niệm Phật tinh tấn hơn, buông xả nhiều hơn đọc tiếp ➝

Người Niệm Phật Chớ Nên Tụng Nhiều Kinh Đọc Nhiều Chú

Người Niệm Phật Chớ Nên Tụng Nhiều Kinh Đọc Nhiều ChúCó nhiều vị đồng tu trong nhà chất cả một kho băng giảng kinh thuyết pháp và kinh sách, thế mà họ vẫn cứ thường xuyên săn tìm pháp mới. Tôi không biết là làm sao họ có đủ thời giờ để nghe cho hết đây? Trong khi đó, chính tôi, nhiều khi chỉ một bộ pháp mà tôi nghe đi nghe lại hoài vẫn chưa hiểu thấu, còn cần phải nghe thêm. Thật sự tôi không có giờ để nghe nhiều pháp như họ!

Ở đây có một cô đạo hữu còn rất trẻ, chưa tới 30 tuổi, có gia đình, vừa mới phát tâm ăn chay trường niệm Phật cỡ hơn một năm. Chồng của cô cũng phát tâm tu hành khá tốt. Trước đây anh ta rất thích đi câu cá để giải trí. đọc tiếp ➝

Niệm Phật Chính Là Tâm Niệm Chứ Không Phải Miệng Niệm

Niệm Phật Chính Là Tâm Niệm Chứ Không Phải Miệng NiệmTu mà sai đường thì vừa tốn công sức, vừa làm giảm mất niềm vui, không những khó có lợi ích mà sau cùng đành thất bại. Ấy là do mình sơ ý chứ không đổ thừa cho Phật pháp không linh được.

Niệm Phật chính là TÂM NIỆM CHỨ KHÔNG PHẢI MIỆNG NIỆM. Niệm Phật là trong tâm lúc nào cũng tưởng-nghĩ-nhớ tới Phật, tất cả đều nhứt tâm hướng về Phật mới gọi là niệm Phật. Còn miệng là dùng để nói, kêu, gọi… Phật, chuyên môn hơn một chút gọi là miệng XƯNG PHẬT. Cho nên mới có danh từ là Xưng Niệm. đọc tiếp ➝

Vợ Chồng Cùng Thê Thiếp Một Nhà Đều Vãng Sanh

Vợ Chồng Cùng Thê Thiếp Một Nhà Đều Vãng SanhTrần Tánh Lương tự Tích Châu, quê ở huyện Vô Vi, tỉnh An Huy. Ông là người thuộc giới thương chánh, tuổi trung niên mới sanh được một đứa con trai đặt tên là Thiện Thọ, bẩm sinh tánh khá thông minh, nhưng chẳng may lại yểu số vào lúc mười bốn tuổi. Tánh Lương tự nghĩ mình xưa nay giữ lòng nhân hậu thường làm điều phước đức, tại sao lại tuyệt tự, nên đối với việc nhân quả báo ứng hoàn toàn không tin. Bà bạn kế phối là Hồ phu nhơn tánh hiền lành rất tin Phật pháp, biết mối chấp của chồng không thể giải thích, chỉ gắng sức âm thầm tu trì, niệm thánh hiệu Quán Thế Âm để cầu tự. Không bao lâu cô có thai đọc tiếp ➝