06 03 2011 | Gương Vãng Sanh |
Cư sĩ Dư Minh Sinh là người ở Huyện Định Hải thuộc Tỉnh Triết Giang, cả nhà làm nghề nông để sinh sống, tánh tình chất phát thật thà và không biết gì về Phật pháp. Cư sĩ có một con trai tên là Dư Đỉnh Dong, vào tuổi niên thiếu đã tin tưởng tôn sùng Phật pháp, trước năm Dân Quốc thứ XXX, Dong đến Thượng Hải và xin quy quy với Pháp Sư Viên Ánh, từ đấy Dong chí thành thính Pháp văn Kinh, đón nhận những lời Khai thị. Nhờ đó mà thâm tín Pháp môn Tịnh Độ – Pháp tu hành vừa dễ vừa nhanh; qua đây, Dong thành lập “Phật Giáo Cư Sĩ Lâm” để khuyến khích mọi người niệm Phật. Về Dư Minh Sinh dù có tham dự nghe Pháp, nhưng không chịu thực hành niệm Phật.
Vào ngày hai mươi bốn, tháng giêng năm Dân Quốc thứ XXXI (1942), Dư Minh Sinh bị bệnh, có cơ hội tốt, Dong liền trình bày với Phụ thân về ý nghĩa niệm Mười niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà là được vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc, với mong cầu Phụ thân mình sớm phát Tín, Nguyện để nhất tâm niệm Phật (Hạnh) cầu sanh Tây Phương. Vào ngày hai mươi chín tháng giêng, Dong lại mời thân hữu đến niệm Phật trợ duyên cho Phụ thân và Dong tự đánh khánh, tất cả đều niệm lớn tiếng. Vào đêm mồng một tháng hai, Dư Minh Sinh bỗng nhiên cười lớn và nói: “Tôi vừa thấy đức Phật A-Di-Đà cùng các thắng cảnh huy hoàng của thế giới Cực Lạc, tuyệt vời quá! Không thể diễn tả được; đồng thời, trên mỗi hoa sen trong hồ bảy báu rộng rãi thênh thang, có một Thánh Tăng an tọa với phong thái rất phi thường và an lạc”. Sau khi nói xong, Dư Minh Sinh hướng về tượng Phật ở cạnh giường, chí thành chấp tay vái lạy, rồi nói: “Nam-mô A-Di-Đà Phật, không lẽ con không được ngồi tòa hoa sen hay sao!” Sau đó, Dư Minh Sinh suy tưởng mình đang ngồi trên tòa sen đi về Tây Phương.
Được người con khích lệ niệm Mười niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà, Dư Minh Sinh hoan hỷ cất tiếng niệm lớn, niệm được tám hơi thì kiệt sức, bèn chuyển qua niệm thầm; không lâu, bỗng nhiên Dư Minh Sinh hân hoan cười lớn và an nhiên vãng sanh, bấy giờ là giờ Sửu mồng hai tháng hai, hưởng dương bốn mươi chín tuổi, đến giờ Thìn trên đầu vẫn còn nóng, hôm sau nhập liệm thì sắc diện vẫn còn tươi tỉnh.
Trích từ: Tịnh Độ Thánh Hiền Lục Dị Giải
LỢI ÍCH THÙ THẮNG CỦA KHAI THỊ TRỢ NIỆM
Trích thuật: Pháp Sư Tín Nguyện
Dịch chú: Thích Giác Quả
06 03 2011 | Gương Vãng Sanh |
Trương Ngươn Thọ, người ở Tinh Châu, tuy có tâm lành, nhưng sống về nghề sát sinh. Sau khi cha mẹ qua đời, ông dứt nghiệp sát, phát tâm niệm Phật. Vì muốn cứu độ song thân, ông tạo tượng Phật A Di Đà cao ba thước, để thờ nơi gian nhà cũ của cha mẹ ở. Hàng ngày, Ngươn Thọ đều trì niệm lễ bái, hương hoa đèn nến thường tiếp tục luôn.
Một đêm, sau thời khóa lễ, ông nằm mộng thấy trong nhà hào quang rực rỡ. Trong ánh sáng có hơn hai mươi người thân tướng cao đẹp ngồi trên đài sen. đọc tiếp ➝
05 03 2011 | Gương Vãng Sanh, Suy Gẫm & Thực Hành |
Cha của ông Lý Triệu Đải, người huyện Du ở Ung Châu, nhân hủy báng Phật pháp, mộng thấy thần quở trách, mang bệnh thổ huyết rồi chết. Triệu Đài kính thành quy y Đại Thế Chí, niệm danh hiệu Phật, Bồ tát cầu nguyện cho cha. Ông lại thuê thợ giỏi tạo kim thân đức Đại Thế Chí cao ba thước để cúng dường. Ngày khởi công, đất khắp nơi bỗng rung chuyển, nhiều người cho là cơn địa chấn, luận bàn tốt xấu phân vân. Hai tháng sau tượng thành, Triệu Đải mộng thấy một vị kim thân, đầu đội bảo quan, đến nói:
– Ta là Đại Thế Chí Bồ tát. Ngươi có biết nguyên do cơn động đất hôm trước chăng? Đó là do ngươi phát nguyện tạo tượng, ta đến đây để chứng minh, khi đặt chân xuống thế giới này, cõi đại thiên rung động, chúng sinh trong đó đều được thoát khổ. Ta y theo môn niệm Phật chứng vào Vô sinh nhẫn, nhiếp thủ chúng sinh niệm Phật ở mười phương. Ngươi tạo tượng ta lại niệm Phật, nên ta đã cứu cha ngươi thoát khỏi địa ngục, đưa về Tịnh Độ.
Lý Triệu Đải nghe nói, chắp tay chiêm ngưỡng Bồ tát, vừa muốn cúi xuống đảnh lễ, bỗng giật mình thức giấc. Ông vừa vui mừng vừa cảm động, từ đó chuyên niệm Phật không biếng trễ.
Trích lục: Tư Mạng Chi
02 03 2011 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi một hành giả đạt đến trình độ nhất tâm là có thể nói là: “Niệm mà chẳng niệm”, nghĩa là vẫn niệm nhưng chẳng có thêm vào một ý niệm là có ta đang niệm. “Chẳng niệm mà niệm”, lúc này, danh hiệu Phật cứ tuôn chảy tự nhiên như dòng thác mà chẳng gián đoạn. Do đó, quý vị thấy căn bản của nhất tâm là không có tâm phân biệt “niệm” hay “không niệm”, “phân minh” hay “không phân minh”. Khi tu tập, tránh trường hợp thấy mình niệm Phật rất hay rất tốt, không có vọng niệm, đây chẳng phải là nhất tâm mà là loạn tâm. Vì sao vậy? Vì họ còn có cảm giác, còn có cảm giác mình niệm rất tốt! đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây