Những Điều Kiêng Kị Người Phật Tử Chân Chính Không Nên Nói

Những Điều Kiêng Kị Người Phật Tử Chân Chính Không Nên NóiCầm thú muôn loài vào lúc bị giết hại cắt xẻ, tiếng kêu thét bi ai thật đáng thương biết bao. Loang loáng bóng dao vung, sôi sục nồi nước nóng, những nhục hình ấy bày ra trước mắt mà không có cơ hội để nói lên dù chỉ một lời biện bạch. Có thể hình dung những con vật ấy hẳn trong đời trước, có miệng mà chưa từng nói ra một điều gì hiền thiện tốt đẹp [nên nay mới phải chịu quả báo như thế]. Nay ta đã thấy nỗi oan khuất đến như thế của muôn loài, thì mở miệng ra phải hết sức lưu tâm nói lời giúp đỡ, cứu vớt cho muôn loài. đọc tiếp ➝

Chẳng Thể Lão Thật Niệm Phật Thì Cần Phải Trì Giới Mà Niệm Phật

Chẳng Thể Lão Thật Niệm Phật Thì Cần Phải Trì Giới Mà Niệm PhậtCổ Đức thường dạy chúng ta niệm Phật thì cần phải lão thật niệm Phật. Vậy thế nào mới là lão thật? Câu Phật hiệu niệm ra đó không có danh văn lợi dưỡng, không có thị phi nhân ngã, không có đắc thất lợi hại trong đó. Từng câu từng câu niệm ra đó chỉ thuần là một mảng thanh tịnh mà thôi, ngoài ra cái chi cũng chẳng có, đây gọi là lão thật niệm Phật.

Thành thật mà nói thì chúng ta ngày nay đều chẳng phải là người lão thật niệm Phật. Người chẳng lão thật thì phải làm sao đây? Thì cần phải trì giới niệm Phật, phải nhận đọc tiếp ➝

Tội Tà Dâm Là Gì Và Quả Báo Ra Sao?

Tội Tà Dâm Là Gì Và Quả Báo Ra Sao?Kinh Ưu-bà-tắc giới dạy rằng: “Nếu người nào có quan hệ tình dục vào thời gian không thích hợp[1], hoặc ở địa điểm không thích hợp[2], hoặc quan hệ với người đồng tính, hoặc với phụ nữ chưa chồng, đều gọi là tà dâm. Nếu quan hệ với vợ mình mà nghĩ tưởng đến vợ người khác, hoặc quan hệ với vợ người khác mà nghĩ tưởng xem như vợ mình, đó cũng là tà dâm. Những sự tà dâm như thế cũng có phân ra nặng nhẹ khác nhau. Do phiền não nặng nề, ắt phải chịu tội báo nặng nề. Do phiền não kém nặng nề hơn, ắt chịu tội báo kém nặng nề hơn.” đọc tiếp ➝

Thiếu Lòng Thành Kính Sẽ Mất Phần Lợi Ích Cho Người Học Phật

Thiếu Lòng Thành Kính Sẽ Mất Phần Lợi Ích Cho Người Học PhậtNhập đạo có nhiều cửa, chỉ do chí hướng của mỗi người, trọn không có một pháp nhất định. Cái nhất định là Thành, là Cung Kính. Hai sự này dẫu chư Phật tột cùng đời vị lai xuất thế cũng chẳng thể thay đổi được. Nhưng bọn phàm phu sát đất chúng ta muốn tiêu nghiệp lụy nhanh chóng, mau chứng Vô Sanh lại chẳng dốc sức nơi hai chuyện này thì ví như cây không rễ lại muốn xum xuê, chim không cánh lại muốn bay, há có được chăng? Là Thành, là Cung Kính. Những chữ ấy cả thế gian đều biết, nhưng đạo ấy cả thế gian đều lầm. Ấn Quang do tội nghiệp sâu nặng, mong tiêu trừ tội chướng để báo ân Phật đọc tiếp ➝

Bí Quyết Để Công Phu Niệm Phật Được Đắc Lực

Bí Quyết Để Công Phu Niệm Phật Được Đắc LựcMuốn công phu niệm Phật của chính mình được đắc lực, có một bí quyết quý vị có muốn biết không? Đó là đừng đi lo nghĩ tưởng vu vơ, nếu quý vị thích lo chuyện bao đồng, thích đi tìm hiểu thị phi ở khắp mọi nơi, để rồi đem những chuyện thị phi này để vào trong lòng, ngày ngày khởi dậy các thứ vọng tưởng phân biệt chấp chước, thì một đời niệm Phật xem như uổng công. Vì sao? Vì tâm chẳng thanh tịnh, khi niệm Phật chỉ được miệng niệm, còn tâm thì đang bận lo nghĩ tưởng về các chuyện thị phi của thế gian, niệm Phật như vậy thì làm sao có thể thành tựu được chứ. Có thể nói đây chính là thất bại lớn nhất của người tu Tịnh Độ. đọc tiếp ➝

Đại Sư Ấn Quang Ghi Lại Chuyện Lạ Của Người Niệm Phật

Đại Sư Ấn Quang Ghi Lại Chuyện Lạ Của Người Niệm PhậtVào đời nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự năm thứ hai và thứ ba, nhiều tỉnh miền Bắc Trung Hoa bị nạn hạn hán lớn. Tại Úy Châu có vị tăng tu Tịnh độ, pháp hiệu có chữ Liên. Ông sống trong một miếu nhỏ bên ngoài thôn xóm. Một hôm, có người dân đói ở Sơn Đông đột nhiên xông vào miếu, quát la rằng đói quá, đòi ăn cơm. Vị tăng nói: “Cơm tôi đã ăn hết rồi, không còn dư chút nào cả.” Người ấy vẫn đòi hỏi, thúc bách rất gấp, vị tăng liền nói: “Được rồi, tôi sẽ nấu cho ông một ít.”

Vị tăng ấy hành trì mỗi thời khóa niệm Phật đọc tiếp ➝