Vay Tiền Không Trả Chết Đầu Thai Làm Trâu Trả Nợ

Vay Tiền Không Trả Chết Đầu Thai Làm Trâu Trả NợTriều Minh, trong khoảng niên hiệu Vạn Lịch, vào năm Kỷ Sửu [tức là năm 1589] ở vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây có người chủ thuyền là Vương Ngạn Tu, có vay của phú ông nọ một lượng tám quan tiền, chưa kịp trả thì đã chết.

Một hôm, phú ông bỗng nhìn thấy Vương Ngạn Tu mang thắt lưng màu trắng chạy vào chuồng trâu. Chẳng bao lâu sau, người nhà báo trâu mẹ sinh được một con nghé. Phú ông đến xem, liền thấy bên hông trâu có một vệt lông dài màu trắng như hình cái thắt lưng. đọc tiếp ➝

Một Đệ Tử Phật Dạy Người Đầy Tớ Già Cách Bán Nghèo

Một Đệ Tử Phật Dạy Người Đầy Tớ Già Cách Bán NghèoỞ nước A-bàn-đề một có ông trưởng giả hết sức giàu có, của cải nhiều không kể xiết, nhưng hết sức keo kiệt, để cho người nữ tỳ trong nhà phải sống hết sức nghèo hèn, áo mặc không đủ che thân, cơm ăn không đủ no bụng, lại thường bị đánh đập hành hạ dù đã già yếu. Người ấy muốn chết đi cho thoát khổ mà không chết được.

Một hôm, người nữ tỳ già nua ấy mang bình ra bờ sông lấy nước, tủi thân khóc lóc thảm thiết. Một vị đệ tử Phật là ngài Ca-chiên-diên thấy vậy thương xót liền hỏi: “Nếu như bà cụ chán ghét kiếp nghèo khổ, sao không đọc tiếp ➝

Cụ Bà Đã Chết Hiện Thân Cứu Lửa Trả Ơn

Cụ Bà Đã Chết Hiện Thân Cứu Lửa Trả ƠnVào đời Thanh, ở Hàng châu có người tên Viên Ngọ Quỳ, tên húy là Tư, bình sinh ưa thích làm việc bố thí. Gặp khi có loạn Tam phiên[*] vùng Triết Giang rất nhiều phụ nữ bị bắt giam giữ, Viên Ngọ Quỳ từng dốc hết tiền bạc để chuộc nhiều người ra. Ông cũng thường cho khắc in và lưu truyền những bài thuốc hay để trị bệnh, cùng với những câu cách ngôn nói về nhân quả để khuyên người đời bỏ ác làm lành.

Vào niên hiệu Khang Hy năm thứ 5 (1666), có người hầu gái của Viên Ngọ Quỳ lo việc pha trà, chứa than trong một cái thùng gỗ. Có cục than chưa tắt hẳn, lửa lan dần đọc tiếp ➝

Hy Sinh Quyền Chức Để Cứu Người Phước Lộc Tăng Cao

Hy Sinh Quyền Chức Để Cứu Người Phước Lộc Tăng CaoTriều Nam Tống, trong khoảng niên hiệu Chiêu Hưng, vùng Lư Lăng [nay thuộc thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây] có người tên Chu Tất Đại, làm quan ở Lâm An thuộc Triết Giang, trong đó có một xưởng bào chế thuốc. Một hôm, kho chứa thuốc bị hỏa hoạn, cháy lan sang nhà dân chúng quanh đó. Người phụ trách giữ kho thuốc ấy, theo đúng luật phải bị xử tội chết. Chu Tất Đại gọi người ấy đến hỏi: “Nếu hỏa hoạn ấy là do lỗi của quan thì xử tội gì?” Người ấy đáp: “Bất quá cũng chỉ bị cách chức thôi.”

Chu Tất Đại liền nhận tội về mình đọc tiếp ➝

Muốn Thi Đỗ Cao Hãy Phóng Sanh Hoặc Khuyên Người Từ Bỏ Sự Giết Hại

Muốn Thi Đỗ Cao Hãy Phóng Sanh Hoặc Khuyên Người Từ Bỏ Sự Giết HạiHuyện Cối Kê thuộc tỉnh Triết Giang có người tên Đào Thạch Lương, một hôm cùng đi với Trương Chi Đình ngang qua chùa Đại Thiện, nhân đó mua lươn phóng sinh lên đến hàng vạn con.

Năm ấy, vào mùa thu Thạch Lương nằm mộng thấy một vị thần hiện ra bảo rằng: “Khoa thi này lẽ ra ông chưa đỗ, nhưng nhờ công đức phóng sinh nên sẽ thi đỗ, sớm hơn một khoa.”

Đến khi bảng vàng đề tên, quả nhiên đúng thật. Nhân đó Thạch Lương liền nói: “Việc phóng sinh đọc tiếp ➝

Nhờ Niệm Danh Hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát Gông Cùm Tự Mở Được Thoát Nạn

Nhờ Niệm Danh Hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát Gông Cùm Tự Mở Được Thoát NạnTriều Đông Tấn, trong khoảng niên hiệu Thái Nguyên, tại kinh thành Trường An có một người tên Trương Sùng, ngày thường vẫn luôn tin tưởng phụng sự Phật pháp. Từ sau khi Tuyên Chiêu Đế của nhà Tiền Tần là Phù Kiên bị Đông Tấn đánh bại, Trường An có đến hơn ngàn hộ dân lành muốn bỏ chạy về phương nam quy thuận Đông Tấn, bị quân binh trấn thủ biên giới bắt được, có ý muốn giết hết đàn ông, còn phụ nữ thì bắt giữ rồi bán đi. Khi ấy, Trương Sùng cũng bị bắt giữ, chân tay đều bị gông cùm, nửa người bị chôn sống trong đất, hôm sau dự tính đọc tiếp ➝