Lợi Ích Sự Trợ Niệm Vãng Sanh

Lợi Ích Sự Trợ Niệm Vãng SanhNi cô Thích nữ Đàm Thành là đệ tử xuất gia của hòa thượng Thượng TRUNG,hạ QUÁN chùa Hoa Nghiêm (Pháp Quốc) bị bệnh suy yếu thận,nên phải lọc máu (hémodialyse) mỗi tuần 3 lần tại bệnh viện Paris gần 18 năm trời,trụ thế được 78 tuổi.chúng tôi muốn kể lại cho quý vị biết việc quan trọng,và lợi ích của sự trợ niệm cho người lâm chung! Hai ngày,trước khi ni cô viên tịch,chúng tôi có đến thăm,nghe bác sĩ nói:sức khỏe ni cô rất yếu,từ mấy ngày rồi không ăn gì được nữa, và sẽ mất đi khoảng vài ngày tới!

Ngày thứ hai,17-05-2010,chúng tôi có vào bệnh viện thăm,sức khỏe ni cô quá yếu,nên chỉ lấy mắt mà nhìn mọi người,chứ không còn hơi sức để nói chuyện như trước ! Lúc 14 giờ 30 phút, chúng tôi gồm 7 người bắt đầu Niệm Phật đến 15 giờ 30 phút,gia đình xin cáo từ ra về trước!Bây giờ,còn lại Tôi(Minh Đăng)và ni cô Huệ Phước, tiếp tục Niệm Phật đến 16 giờ 10 phút.Tôi có linh tính rằng:Ni cô Đàm Thành sắp sửa lâm chung,nên liền đứng dậy đến bên giường và để tay lên đầu ni cô mà Niệm Phật… Quả thật đúng y như vậy,khoảng 5 phút sau,ni cô dùng anh mắt nhìn Tôi,để nói lên sự cảm ơn,thở ba hơi cuối cùng rồi nhắm mắt nhẹ nhàng ra đi trong lúc nghe niệm Phật.

Thấy vậy,chúng tôi liền báo với Bác sĩ đến khám nghiệm ngay,Bác sĩ cho biết ni cô đã ra đi an lành!Chúng tôi xin phép đừng cho đụng chạm đến thi thể,và vẫn tiếp tục Niệm Phật thêm 8 giờ đồng hồ nữa!Lúc mới mất,miệng đang mở,sắc diện gương mặt nhìn thấy hơi xám,do nhờ công đức trợ niệm Phật đến 4 giờ sau ,thì sắc diện tốt hơn và miệng cũng từ từ ngậm lại,5 người ra về, lúc đó họ mới trở lại,bây giờ là 20 giờ 15′. Vì sự trợ niệm rất quan trọng,muốn được lợi ích trọn vẹn cho người mất,chúng tôi khuyên mọi người hãy bình tĩnh,không nên than khóc vô ích,làm cho giác linh không được siêu thoát,chúng tôi chia ra hai nhóm thay phiên nhau Niệm Phật,nghĩa là nhóm này (A) niệm luôn một hơi dài được khoảng 7 lần Nam Mô A Di Đà Phật rồi ngưng,nhóm kia (B) cũng niệm như vậy,mãi cho đến 24 giờ 20 phút mới ngừng niệm.

Như vậy,niệm Phật được gần 10 giờ đồng hồ,bây giờ,chúng tôi thăm dò hơi ấm xem ni cô được sanh về đâu?Mọi người đều hoan hỷ khi để tay trên đỉnh đầu vẫn còn hơi ấm,chứ không lạnh như nơi khác,và nhất là khi cầm bàn tay lên,các ngón tay vẫn thấy mềm mại ! Quý vị thử nghỉ,đoán xem ni cô được sanh về đâu? Có vãng sanh Cực Lạc ?

Mặc dù lúc trợ niệm,không thấy Phật,Bồ Tát hiện thân tiếp dẫn vì lý do phẩm sen thấp,hoặc chỉ người sắp mất mới thấy,nhưng được niệm Phật trước khi mất là rất Tốt.Phật,Bồ Tát hiện thân tiếp dẫn đặc biệt cho người Thượng phẩm,thì nhiều người sẽ thấy, sáng hôm sau,chúng tôi trở lại Niệm Phật đến 16 giờ chiều,thi thể được di chuyển đến nhà thiêu (crématorium), mỗi ngày sáng,chiều đều tụng kinh A DI ĐÀ,và 108 lần thần chú Tỳ Lô Giá Na,oai thần lực của niệm Phật,tụng Kinh,trì Chú thật Không Thể Nghĩ Bàn,sắc diện ni cô vẫn tốt,không có mùi hôi mặc dù đã viên tịch 6 ngày rồi!

Thứ bẩy,22-05-2010 sau khi thiêu xong,tìm trong tro xương thấy có một vật dài bằng lóng tay út (2 cm) màu xanh như ngọc cẩm thạch rất bóng và đẹp (dĩ nhiên là khi thiêu không có để vào).(khoảng 1 tháng sau,xá lợi lại biến thành màu xám)

Trong tạp chí này có bài Những Vấn Đề Cần Biết Khi Lâm Chung (Thích Tâm An) quý vị nên đọc kỹ và làm theo thì mọi việc được tốt lành như:thỉnh Tăng,Ni,Phật tử trợ niệm,không nên than khóc,phải thay phiên niệm Phật liên tục ít nhất là 8 giờ đồng hồ, sau đó mới thay đồ,lau rửa thi thể,thỉnh mền quang minh(tấm đà ra ni,có các thần Chú) tụng kinh cầu siêu suốt 49 ngày ở Chùa,cúng cơm vong linh bằng các món chay tịnh.

Nhớ thường trì tụng và thực hành theo lời Phật dạy trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện,đây là câu chuyện trợ niệm ở tại PARIS 17/05/10,đăng lên để chia sẻ cùng Phật tử khắp nơi.

Tỳ kheo Thích Minh Đăng

Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?

Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)Hỏi: Kính bạch thầy, con không hiểu lý do tại sao người Phật tử khi ăn chay không được ăn ngũ vị tân? Ăn ngũ vị tân có hại như thế nào mà không được ăn? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.

Đáp: Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén đọc tiếp ➝

Cách Đối Trị Hôn Trầm Tán Loạn

Cách Đối Trị Hôn Trầm Tán LoạnNgười tu có lúc tâm tư lạc vào trạng thái mê mờ, nặng nề muốn ngủ; đó là vọng chướng hôn trầm. Hoặc có lúc miệng tuy niệm Phật, song tâm lại vẩn vơ tưởng chuyện đâu đâu; đó là vọng duyên tán loạn. Hôn trầm và tán loạn hai chướng duyên này rất nguy hại, vì nó phá hoại người tu, khiến cho không thể vào chánh định.

Nhiều vị trong lúc đang hành trì, vọng tưởng thoạt nhiên chìm lặng, câu niệm Phật vẫn nghe đều đều, tâm tư êm dịu quên cả nóng bức, hoặc sự cắn đốt của muỗi mòng. Trạng thái này thường thường kéo dài từ nửa giờ đến một giờ đồng hồ, có khi ra mồ hôi ướt cả áo mà không hay; đến lúc chợt giác tỉnh mới cảm biết trong người nóng bức khó chịu. Hành giả thấy thế đừng vội mừng cho rằng tâm mình được an định, công phu đã có đôi phần thành tích. Thật ra đó chỉ là trạng thái hôn trầm thuộc phần vi tế nhẹ nhàng. Cổ nhơn đã bảo: “Nhè nhẹ hôn trầm khôn phát giác. Trọn ngày hạng quỉ mãi sinh nhai!” Trong trường hợp này hành giả phải đề khởi tinh thần, dụng công chặt chẻ, vừa niệm vừa soi vào bên trong mới phá trị nó được. Theo chỗ kinh nghiệm, đại khái khi hôn trầm sắp kéo đến, tất trước tiên có vọng niệm tán loạn nổi lên. Cũng có lúc hôn trầm và vọng tưởng đồng thời sanh khởi. Nhưng đây là hiện tượng thô, rất dễ phát giác. Đến khi hôn trầm vi tế sắp hiện, trước tiên một loại tạp tưởng vi tế nổi sanh, hành giả cảm biết có một điểm mê mờ từ sau ót kéo lên đỉnh đầu, kế xuống đôi mắt và sau rốt vào tâm tạng. Hôn trầm đi đến đâu tất nơi đó bị ảnh hưởng, như đến đầu thì hơi gục xuống, đến mắt, đôi mắt nhắm lại; đến tâm tạng, tâm liền mê mờ. Về loại hôn trầm nhẹ, phải có trí tinh tế mới nhận xét được.

* Vọng tưởng cũng có hai phần: thô và tế. Vọng tưởng thô ai cũng biết, bởi hành tưởng nó rất rõ ràng. Người xưa bảo: “Mới tu sợ vọng tưởng, tu lâu sợ hôn trầm.” Lời này duy đúng một phần, không được cứu cánh lắm, vì đó chỉ nói về phần tán loạn thuộc vọng tưởng thô. Đến như về phần vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại. Bởi khi niệm Phật dụng công chặt chẻ kín đáo, tạp tưởng thô phù cố nhiên phải lặng chìm, song rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế. Ví như một ao nước đục, khi bọt nổi lên mặt ao ta mới nhận thấy. Còn phần khí thể nhỏ nhẹ từ dưới đáy ao được cổ động lên, hoặc sôi tim nhỏ trên mặt nước, hoặc đến nửa chừng rồi không lên được, muốn thấy rõ nó, cần phải có một ao nước thật trong. Người niệm Phật lâu, đến trình độ nước tâm trong lặng, mới thấy biết được vọng tưởng vi tế. Bạch Thánh pháp sư, một buổi sáng từ nơi giường bước lại ghế ngồi, trong khoảng chừng ba giây đồng hồ, đã phát giác trong tâm mình nổi lên đến vài mươi vọng niệm sai biệt. Chừng ấy Ngài mới chứng minh được lời nói trong kinh Phật: “Một niệm có chín mươi sát na, một sát na có chín trăm sanh diệt.” Đây là vọng tưởng thuộc loại vi tế.

* Nhân tiện xin nhắc lại một câu chuyện về vọng tưởng vi tế, cho các bạn đồng tu thêm phần nhận thức: Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ đạo. Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, Ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt. Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: “Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng Bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả.” Dặn dò xong, Ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan, thông minh trí huệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lảm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường lối tu Phật. Cho nên vọng tưởng vi tế, người tu lâu cũng phải e ngại là thế. Tiên đức có câu:

Công phu không thiếu cũng không dư.
Muôn kiếp tham si chữa dễ trừ!

Vậy người tu khi có chút cảnh giới tốt chớ vội khoe khoang tự đắc, phải nhìn gương ngài Giới Diễn. Và cũng đừng vội tự thị chê bai kẻ khác, mà phải xem gương Quang Huệ thiền sư.

* Hôn trầm và vọng tưởng vi tế, người tu lâu tự biết lối giải trừ. Nơi đây, chỉ lược bàn qua cách đối trị về phần thô. Thông thường, khi loạn tưởng nhiều, hành giả nên ngồi yên nhiếp tâm niệm Phật. Lúc hôn trầm đến, nên đứng lên vừa niệm vừa kinh hành. Cứ dùng hai oai nghi này thay đổi mãi, lâu ngày hai chướng duyên ấy sẽ tiêu trừ. Theo chỗ kinh nghiệm, lắng tai ghi nhận rành rõ từ tiếng từ câu niệm Phật theo lối Phản Văn Trì Danh, có lẽ là phương pháp kiến hiệu nhứt để đối trị tán loạn. Và, Lễ Bái Trì Danh, là phương thức tối thượng để đối trị với mối chướng hôn trầm nặng nề.

Trích Niệm Phật Thập Yếu
Tác giả: Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Niệm Mà Vô Niệm Vô Niệm Mà Niệm

Niệm Mà Vô Niệm Vô Niệm Mà NiệmĐi niệm Phật, ngồi niệm Phật, đứng niệm Phật, làm việc cũng niệm Phật, nói năng cũng niệm Phật, …Tất cả đều niệm Phật, chỉ có niệm Phật, không cần nghĩ biết mình, người, vui, khổ, hơn kém, thân sơ … Ta bà, Tây phương gì cũng mặc, cứ A Di Đà Phật. Một cành cây một ngọn cỏ đều A Di Đà Phật. Chẳng xét nghĩ mà cứ như ngây như khờ với A Di Đà Phật.

Ban đầu hành giả niệm ra tiếng, nghe tiếng rành rõ, niệm liên tục không cần đếm mấy câu, chỉ có biết âm thanh A Di Đà Phật, vọng tưởng có sinh cũng đừng quan tâm, chỉ chú ý vào câu A Di Đà Phật. Bên ngoài ồn náo hay yên tịnh gì cũng mặc, cứ lo niệm A Di Đà Phật, niệm đến khi thuần thục, nghe rõ ràng, không bỏ sót một Phật hiệu nào, không duyên theo cảnh ngoài, tâm thích thú với danh hiệu đơn độc A Di Đà Phật do mình khởi phát.

Bây giờ hành giả tập lặng lẽ niệm Phật nơi tâm, nghe rõ từng âm thanh do tâm khởi niệm. Lúc khởi, lúc ngưng, lúc có tiếng, lúc yên lặng đều nhận biết. Dù nghe thấy biết sự vật chung quanh tâm cũng vẫn khởi niệm luôn luôn không cho gián đoạn, mới còn gắng công, dần dần về sau không gắng công khởi niệm nữa chỉ lắng nghe câu A Di Đà Phật do tâm tự phát ra, khi tâm không phát ra được nữa thì hành giả dụng công niệm trở lại, có thể niệm ra tiếng huân tập Phật hiệu vào tâm. Sau đó lại thả cho tâm tự niệm và chỉ lắng nghe. Cứ như vậy thực hành cho đến khi sự lắng nghe thuần thục, luôn luôn rõ biết không sót các Phật hiệu nơi tâm và đối trước tất cả cảnh duyên, trong tâm vẫn đều đặn tuôn trào Phật hiệu một cách tự nhiên. Khi khởi khi ngưng cũng đều biết rõ. Tâm bên trong và cảnh bên ngoài, hành giả không gì không nhận biết.

Lúc ấy, hành giả có thể cảm thấy tròng mắt mình như đứng lại nhưng mát mẻ, tâm thức trở nên trong sáng bình lặng giống như tấm gương trong suốt cả hai mặt, trong ngoài đều rõ bóng. Tâm tuy trong sáng nhưng hồng danh Phật vẫn hiển hiện đều đặn tự nhiên. Trong ngần tĩnh lặng, không khởi niệm mà câu niệm vẫn thường hằng, đây là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”.

An trú trạng thái này, hành giả sẽ cảm thấy an lạc vô cùng, không cần biết gì là ưu khổ. Thế gian dường như là thánh cảnh trang nghiêm. Nhìn ra ngoài, trước mặt mọi vật đều sáng đẹp lạ thường, tất cả dường như đồng nhất với nhau, đều là hình ảnh của một bức tranh tuyệt mỹ sống động. Cái gì cũng đẹp, cây khô cũng đẹp, cây tươi cũng đẹp, đống rác cũng đẹp, cái khăn cũng đẹp, miếng giẻ lau cũng đẹp… tất cả đều là hoạt cảnh vĩ đại. Tất cả đến một cách rõ ràng trước mắt và đi qua không lưu lại giấu vết gì nơi tâm thức lặng trong, an bình của hành giả. Soi lại mình, hành giả có thể trực nhận bằng chính ánh mắt mình, mình đang trong cảnh mộng. Xác thân này là một bóng hình sinh động trong hoạt cảnh trang nghiêm mộng mị. Chú ý mọi hành động, cử chỉ, lời nói của nó, hành giả cảm thấy như mình đang xem cuốn phim hiện thực, trong đó mình là kẻ đóng tuồng với hình thức con người. Nếu đã từng suy cứu về bản ngã, ngay tâm trạng này, hành giả có thể thực chứng “ngủ uẩn này không phải là mình, mình chẳng thật là nam, là nữ, chẳng thật là người, là vật, chẳng thật là gì cả mà cũng là tất cả”.

Trích Con Đường Tây Phương
Tác giả: Tịnh Sĩ