Vì Sao Niệm Phật Cho Người Sắp Lâm Chung Tốt Hơn Tụng Kinh?

Vì Sao Niệm Phật Cho Người Sắp Lâm Chung Tốt Hơn Tụng KinhKhi hộ niệm chúng ta niệm Phật, dùng công đức niệm Phật mà hồi hướng cho oan gia trái chủ thì cũng có tác dụng tương tự như đọc Kinh Địa Tạng. Nhưng niệm Phật có lợi hơn vì được phần vãng sanh. Nghĩa là, vừa tiêu bớt nghiệp, nếu nghiệp không hết thì cũng được đới nghiệp vãng sanh. (Đới nghiệp vãng sanh nghĩa là còn nghiệp nhưng mang nghiệp đi vãng sanh). Còn tụng kinh Địa tạng thì tiêu bớt nghiệp cho nhẹ bớt tội, nhẹ nhưng dễ gì hết, thành ra đành phải tùng theo nghiệp mà chịu sanh tử luân hồi. Có thể thoát điạ ngục, chứ không được đới nghiệp vãng sanh Tây phương, một đời thành tựu đạo quả.

Cúng thí thực để hoà giải chư đẳng vong linh cũng không sao. Cúng thí thực cũng là lòng từ bi thương xót chúng sanh, cũng vừa có hình thức lo lót, gỡ bớt những rắc rối từ chúng đẳng vong linh, chúng loại cô hồn, v.v… trong pháp giới.

Nhưng cúng thí thực thường bị vướng vào cái lệ là phải cúng thường xuyên, vì chúng vong linh các nơi khác có thể tới, nếu kẻ có người không đôi lúc cũng phiền hà! Sợ rằng chúng ta không có giờ, hoặc bận bịu đi làm, có ngày cúng, có ngày không cũng tạo trở ngại về sau. Cho nên, cúng thí thực nên dành cho các chùa, miễu… họ làm thì hay hơn, vì ở đó có người thường trực cúng thí hằng ngày, chúng ta đem tiền tới cúng dường cho chùa, nhờ chùa họ làm.

Tụng kinh Địa tạng thì giống như niệm Phật. Hình thức có khác nhưng mục đích đều để hoá giải oan gia trái chủ, giải bớt nghiệp cho người bệnh. Có thể liệt kê ra vài điều cụ thể hơi khác sau đây:

1/Tụng kinh thì cần phải có lòng chân thành trì tụng, lúc tụng phải thành khẩn nhiếp tâm vào lời kinh mới có hiệu dụng, nếu tụng không chân thành thì không có hiệu dụng lắm. Còn niệm Phật thì chỉ có 6 chữ nên rất dễ nhiếp tâm.

2/ Tụng kinh dài quá thường bị lộn, bị quên làm tâm dễ xao lãng, lo ra… còn niệm Phật thì không thể quên được, tâm không lo gì lời kinh cho nên dễ nhiếp tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì, tiếp độ dễ dàng.

3/Tụng kinh thì nguời bệnh không thể tụng theo được, khó hiểu được ý kinh và lời kinh. Còn niệm Phật thì người bệnh có thể niệm theo dễ dàng, hiểu dễ dàng.

4/Tụng kinh rất khó khai thị, hướng dẫn, còn niệm Phật thì khai thị hướng dẫn thường xuyên, nhắc nhở kịp thời, thấy chướng nạn xảy ra kịp thời khai thị, hướng dẫn, điều giải, vỗ tay, hoan hô, khích lệ… làm cho người bệnh lên tinh thần, thấy hết khổ, hết sợ chết, vui vẻ cầu vãng sanh.

5/Tụng kinh gieo duyên Phật pháp thì được, chứ trực tiếp cứu độ vãng sanh thì rất phiêu phỏng. Còn niệm Phật thì trực tiếp cứu độ vãng sanh. Nếu niệm có yếu đi nữa thì cũng kết duyên Phật pháp. Rõ ràng, niệm Phật thì có lợi hoặc ít ra cũng được huề vốn, còn tụng kinh nếu tốt thì được huề vốn còn không thì bị lỗ. Như vậy niệm Phật vẫn hay hơn.

Nên nhớ, 10 niệm tất vãng sanh là niệm 10 câu Phật hiệu trước phút xả bỏ báo thân, chứ không phải tụng 10 bộ kinh.

Cho nên, lúc còn tỉnh táo thì có thể tụng kinh để vừa lòng người(!), tụng vài biến rồi niệm Phật cũng tốt chứ không có gì trở ngại, chứ còn cứ tiếp tục tụng kinh cho đến chết luôn thì coi chừng người chết bị lỗ vốn, vì họ không biết đường nào để vãng sanh! Không biết thì phải đành theo nghiệp thọ báo trong lục đạo thôi! Xấu tốt khó đoán lắm! Vì nên nhớ, oan gia trái chủ luôn luôn là mối nguy hại đáng sợ cho người chết. Không biết điều giải, không dễ gì họ buông tha. Nghiệp chướng nặng nề, gỡ một đôi phần không thấm thía gì đâu!

Nói tóm laị, niệm Phật có lợi lạc rất nhiều, tụng kinh cũng có lợi, nhưng không nhiều bằng niệm Phật.

Cố gắng giúp cho nguời bệnh niệm được 10 câu Phật hiệu A-di-đà Phật lúc lâm chung cầu sanh cực lạc thì giúp họ vãng sanh thoát vòng sanh tử thật quí hoá vô cùng, thật là một đại ơn huệ cho họ.

Cư sĩ Diệu Âm Úc Châu

Đợi Làm Xong 3 Điều Mới Niệm Phật E Đã Trễ

Đợi Làm Xong 3 Điều Mới Niệm Phật E Đã TrễThuở xưa có vị Tăng Đề Thi đến thăm người bạn tên Trương Tổ Lưu, là người rất siêng năng cần mẫn, việc nhà thật chu đáo. Ông cũng có tâm tin tưởng đức Phật nhưng lại thiếu ý chí cương quyết. Vị Tăng thăm hỏi và khuyên bảo ông:

– Sanh tử là việc lớn, ông cần phải sớm lo niệm Phật.

Ông Trương Tổ Lưu từ chối:

– Bổn phận của tôi chưa tròn, tôi còn ba việc phải làm cho xong.

– Ông nói ba điều ấy là ba điều gì?

– Thưa đó là: Linh cữu cha mẹ tôi chưa chôn, con trai tôi chưa cưới và con gái tôi chưa gả.

Vị Tăng thấy nghiệp của ông Trương Tổ Lưu còn quá nặng, vì chưa đủ thiện duyên nên Ngài không thể khuyên ông niệm Phật tu hành được, Ngài cáo biệt ra về.

Ít lâu sau ông Trương Tổ Lưu bỗng nhiên qua đời. Bấy giờ vị Tăng ấy lại đến phúng điếu và làm bài thơ rằng:

Ngô hữu danh vi Trương Tổ Lưu
Khuyến y niệm Phật thuyết tam đầu
Khả quái Diêm công vô phân hiểu
Tam đầu vị liễu tiện lai câu.

Tạm dịch:

Người bạn tôi tên Trương Tổ Lưu
Khuyên ông niệm Phật nói ba điều
Ba điều chưa trọn vô thường bắt
Đáng trách Diêm Vương chẳng biết điều.

Câu chuyện trên đây thật đáng để người đời suy gẫm mà thức tỉnh.

Người vâng lời đức Phật dạy, một lòng niệm Phật A Di Đà là ngọn đèn sáng phá tan màn tối âm u tịch mịch, là chiếc thuyền lớn đưa người qua biển khổ, là liều thuốc hay độ thoát sanh tử và cũng là con đường tắt vượt qua ba cõi.

Trích Cực Lạc Thù Thắng
Dịch giả: Hòa Thượng Thích Hân Hiền

Cách Niệm Phật

Cách Niệm PhậtChúng ta có thể trì danh niệm Phật bằng:

1. “Cao thanh niệm” nghĩa là niệm lớn tiếng. Cách này chúng ta có thể dùng mõ để phụ lực, hoặc giữ trường canh mà lấn áp tiếng động bên ngoài và đánh tan sự buồn ngủ của chúng ta.

2. “Ðê thanh niệm” nghĩa là niệm nhỏ tiếng. Nếu niệm lớn tiếng nghe hơi mệt, thì nên dịu lại để giữ tâm khỏi sự tán loạn, giải đãi.

3. “Kim cang niệm” nghĩa là niệm chỉ nhép môi, động lưỡi mà không có ra tiếng như hai cách vừa nói trên. đọc tiếp ➝

Ma Chướng Khi Niệm Phật

Ma Chướng Khi Niệm PhậtTu pháp môn niệm Phật có bốn cách như sau: một là trì danh niệm Phật, hai là quán tượng niệm Phật, ba là quán tưởng niệm Phật, bốn là thật tướng niệm Phật. Chỉ sợ người không đủ đức hạnh, không đủ đạo tâm, khi công phu bị cảnh giới ma làm cho mê hoặc.

Như hồi tôi gặp một trường hợp tại Hồng Kông, có một vị xuất gia ở chùa Từ Hưng, tu phép “Ban chu tam muội”. “Ban chu tam muội” là thường hành tam muội, ông ấy ở trong phòng như thế đến chín mươi ngày, chẳng ngồi, chẳng nằm chỉ đứng và đi mà thôi. Một hôm, tôi nghe ông ta niệm càng lúc tiếng càng lớn rồi nghe tiếng chân chạy gấp gáp ở trong phòng với tiếng la hét là Phật A Di Đà đã đến rồi, Phật đến rồi… Tôi thấy hơi kỳ lạ, ghé mắt nhìn vào phòng xem thử, biết không ổn, tôi bèn hét lên một tiếng thì ông mới tỉnh ngộ và ở lại trạng thái bình thường. Chuyện gì xảy ra với ông vậy? Là khi đang công phu ông ta thấy đức Phật A Di Đà đến quỳ trước mặt ông ta. Thấy vậy, ông ta tưởng Phật A Di Đà đến đón mình nên liền chạy đến quỳ trước Phật, nhưng thật tế Phật sao lại quỳ trước mặt ông ta chứ? Thực ra, đó chỉ là một con trâu nước biến ra Phật A Di Đà để đến dắt ông ta đi mà thôi. Mà chính vị Tỳ kheo này đời trước là một con trâu, có công cày ruộng ở chùa nên khi chết mới đầu thai lại làm thân người xuất gia tu đạo. Nhưng tánh trâu chưa hết tập khí cũ vẫn còn, cang cường khó điều phục. Do ông ta tu pháp Ban chu tam muội có thể dứt trừ tập khí xấu ác đó đi. Tuy vậy, đạo đức chưa đủ, định lực chưa kiên cố nên ông bị lạc vào cảnh giới ma.

Trích từ tập sách “Quê Hương Cực Lạc”
của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Cầu Sanh Về Cõi Trời Rất Nguy Hiểm

Cầu Sanh Về Cõi Trời Rất Nguy HiểmNiệm Phật cầu vãng sinh là pháp môn tối thắng, được vãng sinh đến thế giới Cực Lạc thì không còn tái sinh đọa lạc, hoàn toàn không còn tạo nghiệp, tự mình gia công tiến tu cho đến ngày thành Phật độ chúng sinh. Tu hành các pháp môn khác cố nhiên cũng tốt. Nhưng công phu tu không đạt đến cứu cánh tất nhiên sẽ bị đọa lạc. Như thuở quá khứ có ba vị Bồ Tát: Thế Thân, Vô Trước, Sư Tử Giác cùng tu tập Duy thức quán, ba vị phát nguyện sinh nội viện Đâu Suất thấy Bồ Tát Di Lặc. Các vị cam kết với nhau rằng, nếu ai sinh về đó trước thì quay trở lại báo cho những người khác biết. Đầu tiên, Sư Tử Giác viên tịch, trải qua ba năm không thấy trở lại báo, ba năm sau Thế Thân lại viên tịch. Lúc Thế Thân sắp lâm chung, Vô Trước bảo với Thế Thân rằng : “Sau khi ông đến cõi trời Đâu Suất dù bất kỳ lý do gì ông cũng phải trở lại đây báo cho tôi biết”. Thế Thân qua đời, đúng ba năm sau ngài quay trở lại. Vô Trước hỏi Thế Thân : “Vì lý do gì mà ông trở lại đây muộn thế?” Thế Thân đáp: “Tôi đến nội viện Đâu Suất chắp tay đảnh lễ tam bái, nhiễu quanh Bồ Tát Di Lặc một vòng là quay trở lại liền”. Vô Trước lại hỏi : “Hiện nay Sư Tử Giác đang ở đâu? Vì sao không thấy trở lại ?” Thế Thân đáp : “Ông ấy sinh vào cõi trời ngoại viện Đâu Suất, không có trong nội viện. Do sinh vào cõi trời ngoại viện đang bị ngũ dục trói buộc nên không thấy Bồ Tát Di Lặc, chính vì lý do đó mà không thể trở lại đây được”. Vô Trước sau khi nghe nói sinh thiên rất nguy hiểm, nên phát nguyện không sinh thiên mà phát nguyện sinh Tịnh độ (theo Tịnh Độ Thập Nghi Luận của Đại sư Trí Giả). Thiết nghĩ, ngài Sư Tử Giác là một vị Bồ Tát Đại thừa, sinh thiên còn bị ngũ dục dẫn dắt, hà huống gì là phàm phu chúng ta, qua đó cho thấy rằng sinh thiên là điều nguy hiểm vô cùng! Đối với người tu thiền định, nếu công phu chưa đạt đến trình độ siêu xuất tam giới, không luận sinh lên một cõi trời nào, sau khi hưởng hết phước sẽ bị đọa lạc, rồi tùy theo nghiệp mà thọ báo. Lời này đã được Phật nói cho A Nan trong Kinh Lăng Nghiêm. Đúng là tu Tịnh độ không có nguy hiểm. Nên nói:

“Nhiều người tu đến Phi Phi Tưởng
Không bằng quy hướng Tây phương.”

Ý nói sinh đến tứ không của Phi Phi Tưởng, khi tuổi thọ tận, phước hết đều bị đọa lạc, không bằng sinh về cõi Cực Lạc, dù có sinh nơi hạ hạ phẩm cũng có thể dần dần chứng đến thượng phẩm, so với việc sinh về cõi trời Phi Phi Tưởng tốt hơn nhiều.

Trong thời khóa niệm Phật, mỗi ngày chúng ta nên đọc Kinh Di Đà, thường nên đọc vào công phu chiều. Đọc một lần, là một lần bạn đã huân tập cảnh giới thanh tịnh trang nghiêm vào trong tàng thức. Giống như bạn xem phim, một lần xem là một lần những hình ảnh trong phim đã huân tập vào tàng thức của bạn. Cũng vậy bạn đọc Kinh Di Đà lâu ngày, cảnh giới thù thắng trang nghiêm của cõi Cực Lạc sẽ dần dần huân tập vào trong tàng thức của bạn. Tuy hiện tại bạn chưa sinh Cực Lạc mà trong tâm đã được bao vây bởi cảnh giới Tây phương. Trong tương lai, đến giây phút lâm chung của bạn, ngoài công đức trì niệm danh hiệu Phật mà hằng ngày bạn huân tập, sẽ được Phật và Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn. Lại còn những cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh mà hằng ngày bạn đọc Kinh A Di đã được huân tập, cũng từ trong tâm thức hiện ra trợ giúp cho bạn vãng sinh nhanh chóng hơn.

Trích: Luận Niệm Phật
Nguyên tác: Ðại sư Ðàm Hư
Dịch giả: Thích Tâm An

Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công Hiệu

Tán Tâm Niệm Phật Vẫn Có Công HiệuMiệng niệm Phật, tâm chuyên nhất tưởng nghĩ đến Phật gọi là định tâm niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không tưởng nghĩ đến Phật mà lại suy nghĩ vẩn vơ gọi là tán tâm niệm Phật. Tán tâm niệm Phật so với định tâm niệm Phật, công hiệu hai bên vốn cách nhau rất xa. Vì thế, xưa nay các bậc đại đức đều khuyên hành giả định tâm niệm Phật, chứ không bao giờ khuyên tán tâm niệm Phật.

Nhưng sự thật thì nhứt cử nhứt động gì bên ngoài đều ảnh hưởng đến nội tâm nên dù là tán tâm niệm Phật, sự niệm Phật ấy không phải hoàn toàn vô công hiệu. Vả lại, trong khi miệng đọc tiếp ➝