Tán Tâm Niệm Phật Không Gián Đoạn Sẽ Tự Có Thể Đạt Được Nhất Tâm

Tán Tâm Niệm Phật Không Gián Đoạn Sẽ Tự Có Thể Đạt Được Nhất TâmNói “chẳng cầu nhất tâm” ắt sẽ có kẻ nghi ngờ: “Nhất tâm bất loạn là giáo thuyết dạy trong kinh Di Ðà. Tán tâm niệm Phật là điều bị tổ sư quở trách, sao lại bảo là lấy chánh làm tà, lấy sai làm đúng?”

Xin đáp: “Ðáng tiếc là ông chưa thường niệm Phật lâu ngày. Nếu thường niệm Phật lâu ngày thì ắt sẽ biết là nhất tâm bất loạn quyết định là do tán tâm niệm Phật mà thành, lẽ đâu lại coi là chuyện tầm thường! Nếu đã chẳng tán tâm niệm Phật từ trước thì làm sao thành tựu nổi nhất tâm? Nếu ai quả thực đọc tiếp ➝

Làm Sao Để Phân Biệt Được Công Phu Thành Phiến Và Nhất Tâm Bất Loạn?

Làm Sao Để Phân Biệt Được Công Phu Thành Phiến Và Nhất Tâm Bất Loạn?Cái gì gọi là bí quyết niệm Phật? Là dùng 1 câu A Di Đà Phật để chế phục phiền não. Khi 6 căn của ta tiếp xúc với cảnh giới của 6 trần bên ngoài, trong tâm đương nhiên sẽ khởi tâm động niệm, thuận với ý của mình thì bèn dấy lòng hoan hỷ, khởi tâm tham ái, khi trái với ý mình thì bèn sanh sân khuể. Chúng ta phải biết rằng không chỉ có sân khuể là phiền não, mà tham ái cũng là phiền não. Nói chung, tâm thanh tịnh mà chỉ cần có 1 ý niệm sanh khởi thì bèn gọi là phiền não.

Phiền não cũng là 1 loại nghiệp chướng, nó chướng ngại đọc tiếp ➝

Niệm Phật Có Tâm Như Mẹ Chôn Con Như Rồng Mất Châu Thì Chẳng Mong Nhất Tâm Mà Tâm Tự Nhất

Niệm Phật Có Tâm Như Mẹ Chôn Con Như Rồng Mất Châu Thì Chẳng Mong Nhất Tâm Mà Tâm Tự NhấtNếu như trong lúc niệm Phật, tuy vận dụng cả thân lẫn miệng mà tâm niệm rối bời chẳng thể tự chế thì nên dụng tâm như thế nào để khỏi tán loạn?

Ðáp: Nên vận dụng thân khẩu mà niệm, chẳng cần luận đến tán loạn, cứ chẳng gián đoạn, tự có thể một lòng mà niệm thì cũng gọi là Nhất Tâm. Chỉ lấy việc thực hành chẳng ngơi làm chừng, bất tất phải lo đến tán loạn! [Nghĩ đến Phật hiệu] như mẹ chôn con yêu, như rồng mất mạng châu[*] thì chẳng mong nhất tâm mà tâm tự nhất, cần gì phải chế ngự tâm cho nó quy nhất? Tâm này vốn chẳng thể đọc tiếp ➝

Niệm Phật Đạt Nhất Tâm Chưa Hẳn Được Vãng Sanh

Niệm Phật Đạt Nhất Tâm Chưa Hẳn Được Vãng SanhPháp môn niệm Phật chú trọng ở lòng tin và sự phát nguyện. Có lòng tin và phát nguyện, dù chưa được nhất tâm cũng có thể vãng sinh. Được nhất tâm nhưng nếu không có lòng tin và phát nguyện cũng không được vãng sinh. Người đời phần nhiều chú trọng nhất tâm, chẳng chú trọng lòng tin và phát nguyện, đó là đã mất chỗ cốt yếu. Hơn nữa, khi sống chưa được nhất tâm, và còn nghi sợ chẳng được vãng sinh thì hoàn toàn trái ngược với lòng tin chân thật và sự phát nguyện thiết tha. Do vậy, càng thêm Tín–Nguyện để đạt đến nhất tâm, đó là ý niệm tốt. Nếu vì không được nhất tâm mà thường lo đọc tiếp ➝

Bí Quyết Niệm Phật Nhất Tâm

Bí Quyết Niệm Phật Nhất TâmBí quyết niệm Phật là “không hoài nghi, không xem tạp, không gián đoạn”, không xem tạp bất kỳ vọng niệm nào. Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói với chúng ta trong Tây Phương Xác Chỉ, ngay cả chúng ta tụng kinh, trì chú, lạy sám hối, làm pháp hội đều là xen tạp. Những việc này còn không được huống là việc gì khác. Niệm Phật như vậy mới gọi là nhất tâm.

Pháp môn Tịnh Độ thật như Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói trong Tây Phương Xác Chỉ: điều tối kỵ chính là xen tạp. Xen tạp pháp thế gian không thể vãng sanh, xen tạp Phật pháp cũng không thể vãng sanh. đọc tiếp ➝