Pháp Tu Để Vãng Sanh

Pháp Tu Để Vãng SanhMuốn được vãng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã.

TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lý.

HẠNH: Là chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.

NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cõi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.

Dưới đây là đại khái 6 lối tin về Tịnh-Độ.

Tin tự: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.

Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của Đức Phật Thích-Ca không luống dối; Đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.

Tin nhơn: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.

Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.

Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.

Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta-Bà có một cõi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.

Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đã được trong sạch.

Sự và lý viên dung không tách biệt. Tóm lại, không tin thì thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc, và tin rồi phải thực hành.

HẠNH: Là thực hành, phải cho kiên nhẫn và đúng pháp.

Kế đây là bài dịch ý của mấy vần thơ mà Tổ Đức Nhuận đã bàn về sự niệm Phật để giúp vào một phần nào cho sự thực hành ấy được đúng.

Xét ra niệm Phật dễ mà không
Ý, khẩu buông lung giữ chẳng đồng
Miệng niệm Di-Đà tâm toán loạn
Dầu cho bể cổ vẫn là không

Ấy đó, niệm Phật cốt phải giữ tâm và miệng đi đôi, nghĩa là miệng niệm thì tai phải nghe, tâm phải chú ý nghĩ nhớ Phật và nhất là tâm ý phải không tán loạn, không nghĩ xằng xiêng mới có hiệu quả.

Đây là bước thứ nhất của sự niệm Phật, nếu ai chưa được mà vội trách móc, vội ngã lòng rằng sao niệm hoài mà không thấy gì hết, rằng sao càng niệm chừng nào càng rối rắm chừng nấy v.v… thì thiệt là một điều oan uổng và đáng tiếc!

Để giúp sự niệm Phật được dễ dàng tôi xin nêu ra đây những bí quyết thành công của Ngài Giác Minh Diệu Hạnh đã dạy mà Thượng Tọa Trí Tịnh đã lược giải trong quyển “Đường về Cực-Lạc”:

Ðiều kiện thứ nhứt, trong lúc niệm, phải rành rẽ rõ ràng.

Rành rẽ là chữ câu rành rẽ không lộn lạo, mù mờ. Rõ ràng, là tiếng nói rõ ràng, không trại tiếng.

Ðiều kiện thứ hai, tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.

Ðiều kiện thứ ba, phải chí thành tha thiết, với đức Từ Phụ, lòng ta như con thơ nhớ mẹ, với cõi Cực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương.

Ðiều kiện thứ tư, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự; nghĩa là phải luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lãng. Nếu lỡ xao lãng phải liền nhiếp thâu lại.

Với trường hợp đây, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhất.
Trong quyển Niệm Phật Luận ngài Đàm Hư Đại lão Pháp sư đã nói:

Một khi niệm câu A-Di-Đà Phật được tương ứng, liền đó hành giả được 6 căn thanh tịnh. Vì:

1/ Mắt thường nhìn Phật thì nhãn căn thanh tịnh.

2/ Tai nghe tiếng niệm của mình và của đại chúng thì nhĩ căn thanh tịnh.

3/ Mũi nghe biết hương thơm của nhang, trầm thì tỷ căn thanh tịnh.

4/ Lưỡi cử động để niệm Phật thì thiệt căn thanh tịnh.

5/ Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật thì thân căn thanh tịnh.

6/ Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật thì ý căn thanh tịnh.

NGUYỆN: Nguyện phải cho thiết tha, cho quyết định.

Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây-Phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.

Hoặc những vị kém trí nhớ hằng ngày phát nguyện TRÌ-DANH NIỆM-PHẬT – Niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm, ăn cũng niệm, làm việc cũng niệm, cho đến những chỗ không sạch sẽ cũng đều niệm được cả (nhớ những lúc này niệm thầm, vì niệm lớn sanh tội bất kính).

Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, best breitling replica nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.

Trích từ: An Dưỡng Tập và Phật-Học phổ-thông
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm biên khảo từ nhiều tác giả khác

Các Bài Pháp Khác:

157 Phúc Đáp

  1. huydv0902

    Chào các anh (chị) tình cờ hôm nay em đọc được trang nay em thấy rât hay. Em có môt vấn đề này mong các bác chỉ giúp em.
    Nếu em niệm ” Nam Mô A Di Đà Phật ” mỗi ngày nhưng mà em không ăn chay được thường xuyên, một tuần em chỉ ăn được vài bữa như vậy có tác dụng không ạ
    Trong quá trình niệm thì làm thế nào để tâm được thanh tịnh ạ
    Em cám ơn các anh chị

    Reply
    • Tịnh Thái

      Một tuần ăn chay được vài ngày cũng là quý lắm, nên tiếp tục cố gắng nâng dần lên chay trường thì tốt nhất.

      Trong quá trình niệm Phật thì phải chuyên tâm, trong tâm có Phật, không nghĩ gì khác, nếu khởi vọng niệm phải tức thì bỏ ngay, tai thì nghe rõ ràng danh hiệu Phật, miệng niệm Phật, thân đoan chính.

      Cứ niệm như vậy, niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi niệm tiếp, có thể vừa niệm vừa đi kinh hành hoặc ngồi một chỗ.

      Cứ kiên nhẫn làm vậy lâu ngày thì tâm sẽ tự nhiên thanh tịnh, chẳng cần nôn nóng, gấp gáp mà tự tạo chướng ngại cho chính mình.

      Nam Mô A Di Đà Phật.

    • pham van le duy

      Xin chào bạn.

      Điều bạn hỏi tôi thấy rất hay thực chất ăn chay được thì tốt còn không ăn chay được vẫn tu tốt như thường, điều quan trọng là tâm bạn có Phật nhớ tưởng đến Phật ,lời chư Phật nói mà tin sâu không một chút nghi ngờ mà phát tâm, phát nguyện niệm phật cầu vãng xanh tịnh độ. trì niệm 6 chữ hoặc 4 chữ đều được ( nam mô a di đà phật hay a di đà phật)năng lực của câu niêm Phật rất lớn không một pháp môn nào có thể sánh bằng, không một pháp môn nào có thể cứu giúp được tất cả chúng ta khỏi cõi ta bà đầy sự thống khổ này bằng pháp môn niệm Phật này đâu, chỉ một đời này thôi bạn đã thoát ly sinh tử vãng xanh về cõi phật và đã thành phật cả rồi và lúc đấy bạn về độ cho con cháu phát tâm niệm phật mau mau tỉnh ngộ tránh xa các điều ác chuyên làm các điều lanh phát tâm hoan hỷ niêm phật nam mô a di đà phật. bạn hãy nhớ hàng ngày lúc đi đứng ,lúc nàm ngồi chỉ niệm nam mô a di đà phật ko niêm bất kỳ danh hiệu phật nào khác, vì sao vậy vì đây là tên gốc của tất cả chư phật ,của bồ tát, thanh văn , a la hán. đức phật thích ca khi còn tại thế ngài đã rất nhiều lần khuyên tất cả chúng sanh phải phát tâm niêm nam mô a di đà phật mà không niêm danh hiệu phật nào khác kể cả danh hiệu của ngài điều đó chứng tỏ điều gì? hãy ngày ngày niệm phật nam mô a di đà phật mà đừng bao giờ xa lìa khỏi câu niêm phật thì điều bạn cầu sẽ như sở nguyện.

      – tam an thanh tịnh nhất tâm bất loạn là khi bạn đã thực sự muốn cầu vãng sanh về thế giới tây phương cực lạc và thế giới của chư phật thì bạn phải buông bỏ hết mọi điều phiền não công danh sự nghiệp ,tiền tài sự giàu có, ái dục va sự hưởng lạc của thế gian tất cả những thứ đó bạn không thể giữ lại bên mình mãi được khi chết đi còn không biết mình sẽ đi về đâu đọa vào đường nào (ngạ quỷ hay súc sinh). kể cả cái thân mà ta đang mang trên mình bạn cũng không tham đắm làm gì . Chỉ cần có tiền đủ dùng thôi không cần nhiều mà hãy phát tâm niệm phật thật nhiều bất kể khi nào chỉ có niệm phật nhớ nghĩ phật thân tâm tư nhiên sẽ thanh tinh thấy Phật là điều không khó.
      Đây là mấy lời chia sẻ của tôi tuy không nhiều nhưng cũng phần nào giúp được bạn trên con đường về với phật một đời bất thối thành phât. Nếu có gì cần tôi giúp xin hãy liên lac với tôi : [email protected] tôi luôn hoan hỷ được giúp một phần nhỏ trên con đường về với phật của ban. chúc bạn và gia đình hoan hỷ phát tâm niệm phật. Nguyện cho tất cả chúng sanh đều phát tâm sanh khởi niệm phật trở thành phật.

    • Minh Chiến

      Xin chào các thầy và các bạn, xin cho con hỏi nếu thường ngày con vẫn niệm “nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật” mà không niệm ” nam mô A Di Đà Phật” thì con có dc vãn sanh ko ạ?

  2. đỗ ngọc hà

    xin các đạo hữu và Các Thầy cho phật tử được biết : sự cần thiết của xâu chuổi hạt …. cám ơn nhiều

    Reply
  3. Trần Quốc Thăng

    Chào bạn Đỗ Ngọc Hà!
    Theo mình được biết thì chuỗi bạn hỏi cần dùng cho việc đếm câu Phật hiệu khi niệm Phật đó.Mình rầt mừng vì có cơ hội trả lời cho bạn. Có gì chưa rõ, bạn cứ hỏi để tụi mình cùng giao lưu nha!

    Reply
  4. Phạm Hồng Ngọc

    Cho mình hỏi là: Muốn niệm phật để vãng sanh thì phải niệm câu gì trước khi niệm A Di Đà Phật, buổi sáng và buổi tối có bắt buộc phải niệm câu thoại nào ngoài A Di Đà Phật không?

    Reply
    • Tịnh Sơn

      Chào bạn Ngọc!
      Bạn chỉ cần khởi cái tâm Nhớ Phật rồi Chí thành một lòng niệm Phật, tai nghe danh hiệu Phật rõ ràng đầy đủ Tín Nguyện Hạnh, giữ trọng đời thì vãng sanh. Bạn để ý giùm chữ : CHÍ THÀNH và MỘT LÒNG hãy suy ngẫm và luôn nhớ hai bốn chữ đó mà dụng công niệm Phật.

  5. Kim Ngọc

    Xin kính chào các bạn đồng học, nếu như là thời khóa thì nên :
    -Niệm danh hiệu đức Bổn Sư Thích Ca mâu Ni(vì ngài là giáo chủ cỏi Ta Bà này)
    -Kế đến niệm danh hiệu Tam thánh tây phương
    -Phát nguyện vãng sanh-hồi hướng-sám hối
    *Nếu hoàn cảnh cho phep thì 1 ngày thực hiện càng nhiều thời càng tốt.Ngoài các thời khóa thì trọn ngày nên luôn tâm niệm câu A Di Đà Phật(đi,đứng,nằm,ngồi và trong tất cả các hoàn cảnh dù uế hay tịnh; dù vọng tưởng hay thanh tịnh thì cũng luôn niệm “trong tâm” câu A Di Đà Phật).
    -Xin chúc chư vị luôn tin tấn,lòng tin vững chắc

    Reply
  6. Kim Ngọc

    -Tay lần trăm tám(108) bồ đề
    -Tiêu mòn các tội đặng về tây phương
    -Khỏi trong khốn khổ 3 đường…..
    -…
    -Muốn cho khỏi kiếp luân hồi
    -Phải toan sớm niệm A Di Đà phật..
    Phàm phu tôi chỉ có vài điều đóng góp thêm tí xíu chính là dùng chuổi hạt:
    1/Dùng để ký số kỳ hạn cho 1 thời khóa phải niệm bao nhiêu chuổi
    2/Khi niệm và lần chuổi thi se nhiếp tâm được phần nào
    Chúc quý liên hữu tin tấn,vững niềm tin.A Di Đà Phật.

    Reply
    • Phật tử

      Kính thưa các bạn đồng học, pháp môn niệm Phật trẻ em có niệm được không ạ? Xin các bạn hoan hỉ chỉ giúp cho.
      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Cư sĩ Hữu Minh

      Rất tốt, rất tốt. Chị nên dạy con niệm Phật từ khi còn bé như những vị trong bài viết này:

      Dạy Con Niệm Phật

  7. Phật tử Hoằng Trụ

    Tôi niệm phật chưa bao giờ cầm chuỗi mà tập thói quen niệm phật trong từng hơi thở: Hít vô niệm NAM MÔ A, thở ra niệm DI ĐÀ PHẬT. Như vậy tôi niệm phật được mọi lúc, mọi nơi.

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Reply
  8. Phật tử tại gia

    Mong cho tất cả những ai có duyên với Pháp Môn Niệm Phật (Tịnh Độ Tông) khi đọc xong bài thơ này thì hãy thêm tinh tấn, dõng mãnh tu thành, Nhất Tâm Niệm Phật. Những ai chưa có duyên thì sẽ được kết duyên cùng Tịnh Độ Tông. Mong cho tất cả khi xả bỏ thân huyễn đều được vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới của đức Phật A Di Đà, tu học tu tập tu hành Bồ tát đạo cứu độ chúng sanh. Đến ngày thành Phật lại tiếp tục cứu độ chúng sanh.

    Đời sinh tử, luân hồi khó thoát
    Nên phải chăm tinh tấn tu hành
    Đã tu thì phải Chân Thành
    Một lòng Tín, Nguyện, Trì Danh suốt đời
    Hãy gắng sức hằng ngày tu tập
    Đã gieo Nhân ắc Quả sẽ thành
    Hiện đời cảm được phước lành
    Khi rời thân huyễn chốn lành hóa sinh
    Cõi Cực Lạc muôn bề an ổn
    Hưởng an vui nhưng vẫn tiến tu
    Sớm hôm nghe pháp thâm sâu
    Mở mang trí tuệ đẩy lùi vô minh
    Các nghiệp cũ từ từ tiêu diệt
    Mãi đến ngày hết sạch bụi trần
    Thần thông, phước huệ viên tròn
    Tịnh niệm hóa hiện khắp cùng thế gian
    Trước lễ kính cúng dàng chư Phật
    Lòng thành tâm xưng tán Như Lai
    Mười phương hóa độ chúng sanh,
    Khiến lìa ác đạo, niết bàn vô vi

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
    Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

    Reply
    • Hướng về đạo phật

      các sư thầy cho con hỏi hướng tây phương là hướng nào ạ

    • Tịnh Thái

      Bạn nên xem qua Kinh A Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại Sư:

      http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugiai/phantua.htm

      Bạn đọc kỹ vài lần thì sẽ tìm được lời đáp.

      Hoặc Bạn nên nghe qua bài giảng của HT. Tịnh Không về Kinh A Di Đà Yếu Giải thì lại càng hay:

      Nam Mô A Di Đà Phật.

  9. Ngọc Sơn

    A mi ta pha
    Mình là Phật tử rất thích pháp môn Tịnh độ, nhưng do nhiều nhân duyên mà mình không niệm A di đà phật được. Nên mình đã nghĩ ra cách đọc khác để dễ dàng theo pháp môn này, đó là A-mi-ta-pha. Đọc gần giống với A-mi-ta-(bơ)ha (Amitabha) trong tiếng Phạn nhưng thay (bơ)ha bằng pha cho thuận tiện theo cách đọc của người Việt. Thực sự là mình rất thích cách đọc này, dù nhiều lúc rất phân vân vì mình đọc khác người, nhưng mình niệm rõ ràng và nhớ từng tiếng một, càng đọc càng thích. Mình nghĩ nếu có Phật tử nào cảm thấy mình đọc A di đà phật mà có chướng ngại, thì có thể thay thế bằng A mi đà phật hoặc A-mi-ta-pha như mình sẽ có sự khác biệt. Lưu ý là cứ sau một khoảng thời gian niệm phật bạn nên hồi hướng “Nguyện cho con được vãng sanh Tây phương cực Lạc, Xin Phật từ bi tiếp độ con”. Như thế công đức niệm phật sẽ qui về cực lạc chứ không đi đâu mất.
    Thân ái, chúc quí vị phật tử sớm được vãng sanh.

    Reply
    • Tịnh Sơn

      Theo Tịnh Sơn thì hiện nay chúng ta đều là phàm phu, nghiệp chướng nặng nên tốt nhất là nương theo lời khuyên dạy của chư tổ, chư vị lão tăng mà niệm Phật cho đúng. Bạn niệm A Mi Đà Phật thì Tịnh Sơn thấy ổn, nhưng bạn niệm A Mi Ta Pha thì Tịnh Sơn không dám nói đúng nhưng cũng không dám nói sai. Vì mình còn phàm phu làm sao mà biết được nhưng tốt nhất là bạn nên cẩn thận, cẩn trọng đừng nên theo quán tính, suy nghĩ của riêng mình. Các vị như dịch thuật xưa nay như ngài Trí Tịnh, Thiền Tâm… đều là hóa thân của Bồ Tát chứ chẳng phải thường nhân, nếu như có cách niệm như vậy thì các ngài đã đổi rồi. Khuyên bạn phải nên cẩn thận!

  10. Nguyễn Cung Thông

    Cám mơn đạo hữu Ngọc Sơn đã chỉ thêm một cách niệm (A Mi Ta Phà) – rất hay, tuy nhiên xin đạo hữu cho biết thêm tại sao không niệm A Di Đà Phật được? (giọng Bắc, Nam …?)

    Thân gởi

    Nguyễn Cung Thông

    TB Xem một bài viết liên hệ “A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?” trên trang http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-70_4-14038/a-di-da-phat-hay-a-mi-da-phat-nguyen-cung-thong.html hay http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/su-kien-van-de/8965-Tu-A-Mi-Da-Phat-lai-nghi-them-ve-van-nan-cua-Phat-giao-VN.html …v.v…

    Reply
  11. Lâm Phương Uyên

    Niệm phật Dược Sư và hồi hướng công đức về cực lạc có được vãng sanh chăng ?

    Reply
    • timlaiphattanh

      A Di Đà Phật – Phương Uyên thân mến,

      Câu hỏi của bạn cũng chính là câu trả lời. Bạn hỏi rằng: “Niệm Phật Dược Sư và hồi hướng Cực Lạc có được vãng sanh hay không?” mà Cực Lạc ở đây là Tây Phương Cực Lạc (hướng Tây).

      Bạn cũng biết rằng Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông, còn Đức Phật A Di Đà là giáo chủ thế giới Tây Phương Cực lạc. Trong khi đó 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, nguyện thứ 18 là nếu như chúng sanh nào chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước Ngài. Lúc lâm chung niệm danh hiệu Ngài từ 1 niệm cho đến 10 niệm thì Ngài sẽ tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Nếu không thì Ngài không thành ngôi chánh giác.

      Niệm danh hiệu được tiếp dẫn vãng sanh thì chỉ có Phật A Di Đà mới có nguyện này thôi bạn ạ. Vậy tự bạn đã biết câu trả lời rồi phải không ạ?

      Chúc bạn tinh tấn và an lạc.

      Nam Mô A Di Đà Phật

      timlaiphattanh

  12. Saykhieng

    Niệm bằng tâm như thế nào

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Gửi Saykhieng

      Xin chào đạo hữu

      Muốn biết niệm bằng tâm như thế nào thì trước tiên nên nhìn lại tâm mình xem đang có những niệm gì? Thông thường, người chưa biết tu thì trong tâm sẽ có thiện niệm, ác niệm và tạp niệm. Người có nhiều ác niệm thì sẽ nói lời ác, làm điều ác, trở thành người ác, tạo thành ác nghiệp rồi rơi vào tam ác đạo. Tương tự như thế, người có nhiều thiện niệm thì sẽ nói lời thiện, làm điều thiện, trở thành người thiện, tạo thành thiện nghiệp rồi sẽ sanh về cõi lành.

      Ví dụ như khi đi ra chợ nhìn thấy con cá thì :Người có ác niệm sẽ nghĩ thế này :” Bây giờ mua về làm thịt, chiên nó hoặc kho…ăn chắc ngon “. Người có thiện niệm sẽ nghĩ thế này : ” Tội nghiệp quá, hay là mình bớt lại chút tiền để mua nó đi phóng sanh, chắc là nó sẽ mừng lắm, nó đang cầu cứu…”. Người có tạp niệm thì sẽ nghĩ thế này :” Con cá này còn tươi quá, có nên mua về cho mẹ mình nấu canh chua không? Mấy ông sư thì bảo mua đi phóng sanh, có công đức… không biết có phải không nữa… thôi, không mua gì hết, để dành tiền làm chuyện khác…”

      Đó chính là những ý niệm trong tâm bạn, vì bạn không có thốt ra lời, không ai nghe được cả, chỉ có các vị quỷ thần và những người tu đắc được ” tha tâm thông ” thì mới biết mà thôi. Như vậy chính là tự bạn nói với bạn hay còn gọi là tâm niệm. Hiểu được tâm niệm thì sẽ hiểu thế nào là niệm Phật bằng tâm.

      Niệm Phật bằng tâm chính là trong tâm chỉ có tiếng niệm Phật ” Nam Mô A Di Đà Phật ” chứ không có thiện niệm, ác niệm hay tạp niệm.

      Lúc bình thường, khi còn sống, tức là còn cái thân tứ đại này thì khi mình khởi lên một ác niệm, nhưng chưa kịp nói và làm điều ác thì (nếu là người bắt đầu tu) sẽ khởi tiếp theo một thiện niệm hoặc niệm Phật, nhờ đó mà xua đuổi cái ác niệm đi, cuối cùng không có nói và làm điều ác mà nói và làm điều thiện là điều đáng quý.

      Lúc lâm chung, khi mà thần thức sắp xuất ra,( xin miển đề cập định nghiệp, tích lũy nghiệp… chỉ nói về phương diện cận tử nghiệp ) nếu mà người ấy niệm Phật thì vãng sanh Tây Phương, nếu khởi thiện niệm thì sanh về cõi lành, khởi ác niệm thì đọa vào tam ác đạo…

      Thuở Phật còn tại thế, có một vị tỳ kheo được người ta cúng cho một bộ y ( áo ) mới, sau đó vị ấy lâm chung vì khởi lên tâm niệm luyến ái chiếc áo cà sa mới nên hóa sanh thành con rận trong chiếc áo cà sa ấy.

      Chính vì thế chúng ta phải luôn thức tỉnh, giử chánh niệm, niệm Phât để tập thành thói quen, không vì thuận cảnh mê hoặc mà khởi tâm ưa thích, say đắm (tham), không vì nghịch cảnh thử thách mà khởi tâm bực bội,tức tối (sân). Trong một ngày thì từ sáng đến tối, chắc chắn là sẽ có thuận cảnh (cám dổ) và nghịch cảnh(thử thách) để khảo nghiệm tâm tham và tâm sân của mình. Đến khi đi ngủ, vào giấc mộng là lúc khảo nghiệm tâm si (vô minh) của mình. Xem coi mình có tự chủ, chánh niệm, tỉnh thức, nhớ đến Phật, niệm Phật hay không?

      Ngài Hám Sơn nói:” Lúc bình thường có thể tự chủ được ( trước cám dổ và thử thách ), thì khi ngủ mới tự chủ được, khi ngủ mà tự chủ được thì lúc bệnh, lúc lâm chung mới tự chủ được.” Hai chữ tự chủ này theo VT nghĩ là ý nói giử chánh niệm, niệm Phật, không bị ngoại cảnh mê hoặc. Chính vì thế thường ngày phải siêng năng tu luyện chứ nếu không thì khó mà giử chánh niệm để niệm Phật trong giờ phút lâm chung.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  13. Xitrum

    Cho mình hỏi khi vãng sanh cực lạc hóa sanh từ hoa sen mình có còn nhớ mình là ai nữa không.hay là sẽ quên hết mình rất sợ sẽ quên

    Cho mình hỏi thêm điều này nữa.mình niệm phật khác nước mình vừa niệm vừa uống càphê có được không ạ.và mỗi ngày mình để giành nữa tiếng niệm phật có thể vãng sanh được không

    Reply
    • Tịnh Sơn

      Ngay cả một ly cà phê mà bạn còn không bỏ được thì làm sao mà thành tựu vãng sinh cho được. Chẳng lẽ bạn là hoá thân của Bồ Tát như ngài Tế Công,ngài Tế công ăn thịt con nào thì con vật đó được sống lại, ăn toàn cá chết, ra hồ ói ra thì cá sống lại, chẳng lẽ bạn có thể đạt tới cảnh giới như các ngài, tuy uống cafe mà tâm thanh Tinh, nhất tâm bất loạn chăng? Chư cổ đức khuyên bảo niệm Phật thì tâm phải CHÍ THÀNH, KHẨN THIẾT, MỘT LÒNG niệm Phật. KHI NIỆM THÌ TRONG TÂM PHẢI CÓ PHẬT, Bạn xem trong bạn đã có cái tâm Chí Thành, khẩn Thiết, Một lòng niệm Phật chưa? Tự bạn suy nghĩ xem tâm mình có Phật chưa thì biết vãng sanh hay không? Nếu bạn uống cà phê mà tâm CHUYÊN NHẤT HƯỚNG VỀ PHẬT thì bạn chẳng phải là thường nhân, chỉ e vừa uống vừa thưởng thức còn miệng thì niệm như trả bài , niệm suông cho vui, tới đâu hay đó đó thôi. Ngay cả việc buông bỏ hết những thú vui cuộc đời, chuyên lòng niệm Phật còn khó nhất Tâm huống gì bạn vừa uống cà phê vừa niệm, rồi tối chỉ niệm thêm 30 phút mà bạn cũng nghĩ tới việc vãng sanh ah? Tịnh Sơn nghe chư tổ bảo : Muốn biết kiếp sau sinh về đâu thì xem tâm niệm của ta hiện tại, nếu niệm cảnh giới nào nhiều hơn thì lâm chung sẽ về cảnh giới ấy như thân cây thường ngày nghiêng hướng nào thì khi bật gốc sẽ ngã về phía ấy. Bạn xem lại tâm mình xem, một ngày có 24 tiếng, ngủ mât 8 tiếng còn lại 16 tiêng lại mất 3 tiếng cho việc ăn uống đại, tiẻu tiện.. còn lại 13 tiếng, trừ 30 phút bạn niệm Phật không biết có nhất tâm và niệm đúng pháp không nữa,còn lại 12 tiếng rưỡi tâm bạn nghĩ gì? ngay cả những nghiệp khi trong 8 tiếng đồng hồ ngủ nghĩ cộng với 3 tiếng đại tiểu tiện và ăn uống thôi thì đã quá nhiều rồi,bạn chớ nghĩ khi ngũlà không tạo nghiệp, có đấy chứ chẳng phải không có đâu. Vậy còn 12 tiếng rưỡi kia bạn có bao nhiêu tiếng hồ trong chánh niệm, thôi thì Tịnh Sơn cho bạn khoảng 2 tiếng niệm Phật cộng với 30 phút ban đêm là 2,5 tiêng còn lại 21,5 tiếng còn lại tâm ở trong lục đạo luân hồi, vậy bạn xem tâm bạn ở cảnh giới nào nhiều hơn thì sinh về đó. Niệm Phật như bạn mà được vãng sanh thì theo Tịnh Sơn chắc là hạng người có túc duyên,căn lành nhiều kiếp trước nay căn lành thuần thục, khi lâm chung được thiện tri thức khai thi liên niệm Phật vãng sanh. Mà hạng này thì khó như người trống sô đặc biệt, muôn người khó có một, vậy bạn mong mình là hạng này chăng? Còn như không phải thì sẽ khó thoát khỏi luân hồi rồi, đừng nói là vãng sanh, ngay cả thân người không biết có giữ được không nữa. Bạn đúng là người Balơn, chỉ người balơn mới niệm Phật cách đó chứ người chân thật lo giải thoát đâu có thể niệm như vậy được. Niệm một danh hiệu Phật A Di Đà thành Phật có thừa, bạn muốn tu như ngài Tế Công thì cũng chẳng có, điều kiên là trước hãy về được Tây Phương CựcLạc, về được đó rồi thì bạn muốn gì chằng được.

      Tịnh Sơn vốn chẳng thích trả lời những câu hỏi nhảm nhí, vì xem qua có thể biết đây là hạng người chẳng phải chân thành trong Phật pháp.

      http://www.youtube.com/watch?v=qQolgLJabr8

  14. Sen Nở Trời Tây

    Chào Xitrum

    Về Tây Phương Cực Lạc thì :

    Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
    Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ

    Tức là mình vượt qua cả hàng Thanh Văn, Duyên Giác, trở thành Bồ Tát, đương nhiên là có túc mạng thông, nhớ được nhiều kiếp về trước nữa kia

    Khi uống cà phê thì vẫn niệm Phật được mà nên niệm trong tâm, tức là niệm thầm hay mặc niệm.

    Mỗi ngày niệm Phật 30 phút vẫn có thể vãng sanh nhưng xác suất không cao, nên cố gắng thêm nhé .
    ( Tỉ lệ : 30/24*60 = 30/1440 = 0,02 = 2% )

    A Di Đà Phật

    Reply
  15. Xitrum

    Cho mình xin hỏi là tế công ăn thịt uống rượu mà lại đắc đạo.không biết là ngài đã tu tập những gì mà lại được như thế ạ.và hiện nay người ta cúng tế công bằng thịt hay là cúng chay ạ. Nam mô a di đà phật

    Reply
  16. Chúc hiền

    Chúc hiền xin được góp chút ý kiến nhỏ cùng bạn xitrum. Chúc hiền nghĩ là ngài Tế Công thị hiện như vậy là để gây chú ý đến những người thích uống rượu và ăn thịt. Phần đông những ngươi này không muốn nói chuyện hay quan tâm đến nhà sư. Hay nói cách khác đó là phương tiện khéo của ngài. Những việc ngài làm đều là những việc thiện, giúp đỡ chúng sanh. Còn việc bạn cúng chay thì tấc nhiên sẽ có công đức, còn bạn cúng thịt(ví dụ như bạn cúng con gà, thì đó là thịt của con gà chớ không phải thịt của bạn, công đức phải thuộc về con gà mới công bằng). Chúc hiền nhớ trong kinh nhân quả có nói thân bị bệnh một phần là do xông hơi thịt cá trước bàn phật.

    Reply
  17. tâm hoa

    A DI ĐÀ PHẬT!
    Viên Trí ở đâu rồi cho Tâm Hoa hỏi chút thắc mắc.Sao lúc trước trong giấc ngủ mơ Tâm Hoa còn niệm Phật được.Dạo này trong giấc ngủ mơ Tâm Hoa không niệm A DI ĐÀ PHẬT được.Phải chăng TH niệm Phật có gì sai sót hay sao.Mà nếu như vậy thì thật nguy hiểm vì lúc ngủ mơ cũng giống như lúc lâm chung mà không niệm Phật được thì sao vãng sanh được?
    A DI ĐÀ PHẬT!

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Nam Mô A Di Đà Phật

      Xin chào Tâm Hoa

      Nghe qua câu hỏi của Tâm Hoa đủ biết bạn đã có công phu cao hơn rất nhiều so với người sơ cơ mới phát tâm, thật là đáng quý.

      Thông thường, trong giấc mơ nếu mà gặp ác mộng như là bị ma rượt, bị người cầm dao đuổi giết… chẳn hạn thì do vì sợ quá cho nên niệm Phật, còn nếu là giấc mộng đẹp như là cùng với người mình yêu nắm tay nhau đi ngắm hoa bắt bướm… thì chắc là sẽ không nhớ để niệm Phật đâu. Còn nếu như là giấc ngủ không có mơ thì chìm sâu vào vô minh, vô ký, không biết trời đất gì nữa thì làm sao mà niệm Phật. Có phải không?

      Hám Sơn Đại Sư nói: “ Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ mới tự chủ được, khi ngủ mà tự chủ được thì lúc bệnh, lúc lâm chung mới tự chủ được “. Hai chữ tự chủ này theo VT hiểu chính là giử chánh niệm, tỉnh thức để niệm Phật.

      Như vậy thì lúc bình thường, hãy cố gắng tập tự chủ, giử chánh niệm, tỉnh thức để niệm Phật. Muốn được như thế thì lúc thức mình cũng xem tất cả đều là mộng cả, không bị mê hoặc bởi tướng cảnh bên ngoài và phiền não, vọng tưởng bên trong. Như kinh Kim Cang có nói : “ Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh, Như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán ” . 100 năm, 200 năm sau nơi thành phố Đà Nẳng, cũng ngôi nhà mà Tâm Hoa ở đó sẽ không còn nữa, xác thân của Tâm Hoa cũng không còn nữa, chỉ như là một điện chớp hay một giấc mộng mà thôi.

      Để cho lúc bình thường được tự chủ thì phải nhiếp tâm niệm Phật, xả bỏ vạn duyên ( không phải mang tài vật đi bố thí hết mà ý nói nơi tâm mình không màng tới ). Bình thường mình vẫn nhiếp tâm niệm Phật nhưng tại sao lại bị lạc mất câu Phật hiệu? Một phần là do vọng niệm, vọng tưởng bên trong khởi lên rồi xua đuổi câu Phật hiệu đi lúc nào mà mình không hay. Mặt khác là do ngoại cảnh đã phan duyên, tác động vào. Nếu như là nghịch cảnh ( thử thách ) thì dể khởi tâm bực tức (sân) , nếu như là thuận cảnh ( cám dổ ) thì dể sanh tâm say đắm, ưa thích ( tham ). Người chưa biết tu thì tâm lúc nào cũng bám vào cảnh, tùy theo thuận hay nghịch mà khởi sanh buồn vui giận ghét rồi bên trong lại có những phiền não, lo toan, mưu tính… đâu có lúc nào thực sự là an định như bầu trời trong xanh không một áng mây. Vọng niệm vọng tưởng bên trong, mình không có cách gì ngay trong chốc lát mà dẹp trừ nó được, cho nên chỉ có cách là bám chặt vào 6 chữ hồng danh, mặc cho chúng tự sanh tự diệt.

      Ví dụ về nghịch cảnh thử thách: Như là trường hợp Tâm Hoa bị con muỗi cắn vậy, chỉ đau một chút xíu thôi, nếu không biết nhẫn nại để vượt qua, hoan hỉ bố thí cho con muỗi mà lại khởi tâm bực bội, đập chết nó, như vậy thì lúc lâm chung Phật diển tả như là con rùa lột bỏ cái mai rồi nhúng vô nước sôi, vậy làm sao mình có thể an nhiên tự tại mà niệm Phật cầu sanh Tây Phương?

      Ví dụ về thuận cảnh cám dổ: Như là trường hợp Tâm Hoa đang ở văn phòng làm việc, tự nhiên có anh chàng Bạch Mả Hoàng Tử nào đó gửi vào tặng cho một cánh thiệp hay một đóa hoa hồng, liền khi ấy tâm ưa thích, ham muốn sẽ phát sinh, nếu như lúc này là thời điểm mà Tâm Hoa lâm chung thì sao? Với cái tâm như thế rất có thể sẽ hóa sanh thành con sâu hay con bướm đậu trên đóa hoa hồng. Đây là ví dụ mà VT phân tích dựa theo câu chuyện vị tỳ kheo thuở Phật tại thế, lúc lâm chung vì luyến ái chiếc áo cà sa mới mà hóa sanh thành con rận trong chiếc áo cà sa đó.

      Khi mà mình làm chủ được tâm mình thì ” tâm bình thế giới thảy đều bình ” khi gặp người ta mắng chưởi cũng không vì thế mà sanh buồn giận, khi người ta khen tặng mình cũng không vì thế mà khởi tâm ưa thích… tâm mình vẫn an nhiên tự tại, vui trong chánh niệm, vui trong tỉnh thức, vui bên thánh hiệu A Di Đà Phật.

      Hãy nên lựa chọn công việc thích hợp với mình sao cho có thể vừa làm việc vừa niệm Phật được là tốt. Như là người làm việc văn phòng, tuy là khỏe cái thân, nhưng đầu óc phải tập trung vào việc sổ sách, giấy tờ, máy vi tính, trả lời điện thoại khách hàng… Những công việc thế này, dù trả lương cao, VT cũng từ chối. Còn những việc tuy làm bằng tay chân, rảnh nơi đầu óc thì mới dể niệm Phật được như là hồi lúc nhỏ VT đi gói kẹo dừa, gói một cục, niệm một câu…

      Kinh nghiệm cho thấy vừa làm việc vừa niệm Phật thì công việc có hơi chậm hơn chút xíu nhưng mình cảm thấy thời gian trôi qua thật có ý nghĩa, vì mình vẫn còn ở trong ” đạo tràng tại tâm “, khi mà trong tâm luôn có Phật (duy trì thánh hiệu) thì mình thực sự an vui tự tại, những cảnh vật, người này người nọ đi qua đi lại, nói nói cười cười đối với mình mà nói chỉ giống như người đang xem phim, không bị lôi cuốn, thu hút vào câu chuyện của họ, khi ai đó nhìn đến mình, nói đến mình thì mình chỉ mỉm cười hay ” đá lông nheo ” một cái để trả lể cho nó “qua phà” là xong. Muốn người ta không chú ý đến mình thì lấy tờ báo cầm để trước mặt, giả bộ như xem báo nhưng mình niệm Phật chứ không có xem báo. Cứ tập như thế quen dần, sẽ đến lúc trong tâm mình chỉ còn thánh hiệu A Di Đà Phật mà thôi. Ngoại cảnh không còn mê hoặc thu hút mình nữa là khế hợp với câu nói trong kinh Kim Cang :” Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm “.( Tâm không trụ vào đâu hết, chỉ trụ vào 6 chữ hồng danh mà thôi ).

      Công phu lâu ngày thì mỗi người sẽ có sự khác biệt, VT chỉ trình bày sơ lượt về cách hành trì, dụng công của VT để Tâm Hoa tham khảo thôi. Còn việc đạt đến trạng thái niệm Phật trong lúc ngủ là công phu cao lắm lắm đấy nhé. Chính VT đây cũng còn khó giử tâm mình trong giấc ngủ thì làm sao dám hướng dẫn Tâm Hoa chứ. 🙂

      Nam Mô A Di Đà Phật

  18. Tâm Hoa!

    A DI ĐÀ PHẬT!
    Gởi Viên TRí!
    Tâm Hoa thật hoan hỉ khi VT chia sẻ một chút kinh nghiệm niệm Phật để Tâm Hoa rút kinh nghiệm cho bản thân.TH cũng xin chia sẻ một chút cơ duyên của mình đến với Pháp môn Tịnh độ .Hiện tại TH làm công việc kế toán văn phòng tại một công ty Nhà nước.Thật sự là TH thấy mình biết đến pháp môn Tịnh độ này quá trễ đối với THoa.Vì vậy luôn trân quý từng ngày để niệm Phật và tụng kinh vì vô thường đến với chúng ta bất cứ lúc nào.Khi Tâm Hoa biết đến trang WEB này thì mới bắt đầu tìm hiểu về câu A DI ĐÀ PHật.Cách đây khoảng vài tháng thôi.Tại cơ quan trước đây TH bị cuốn vào tham sân si nói chung là cuốn vào vòng quay của đường đời.Khi đã ngộ ra TH đã cắt đứt hết chuyên tâm niệm A Di ĐÀ Phật nhưng thật khó cứ có người này người khác hỏi sao e/chị dạo này khác quá ,hôm nay biết cách rồi chỉ cười hoặc đá lông nheo thôi.Cả ngày ở văn phòng rảnh lúc nào thì niệm Phật nhép môi.Còn tối về lo cho gia đình xong thì TH tụng nửa cuốn kinh vô lượng thọ niệm Phật hồi hướng xong ,nghe Pháp của Thầy Thích Giác Nhàn rồi đi ngủ trước khi ngủ mình cũng niệm thầm. Trước đây đã bỏ phí rất nhiều thời gian vào những việc vô bổ.Bây giờ thấy thời gian trôi qua thật nhanh vì vậy phải trân quý từng ngày.Th hiện đã phát tâm ăn chay trường và cuối tuần thì cũng đi phóng sanh tuỳ theo số tiền của mình có ít thì mua ít có nhiều mua nhiều vì trước đây mình đã ăn ,giết hại không biết bao nhiêu chúng sanh,chưa kể từ vô lượng kiếp trước.Lúc nào trong tâm TH cũng xin Phật A DI Đà và mười phương chư Phật gia bị cho TH tín tâm ngày càng tăng trưởng không bị chướng duyên để niệm Phật ,ăn chay và vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.Thôi xin chào VT nhé!
    A DI ĐÀ PHẬT.

    Reply
  19. Hoahongden

    Cư sĩ viên trí mình muốn tu thành tiên nên tu thế nào cho đúng ạ

    Reply
  20. Cư Sỉ Viên Trí

    Xin chào Hoa Hồng Đen

    Muốn tu thành tiên thì nên tu thập thiện nghiệp:
    3 nghiệp thiện nơi thân:không sát sanh,không trộm cắp,không tà dâm
    4 nghiệp thiện nơi khẩu:không nói láo(vọng ngử),không nói thêm bớt(thêu dệt),không nói đâm thọc(hai chiều),không nói ác khẩu(mắng chưởi,rủa xả).
    3 nghiệp thiện nơi ý:không tham,không sân,không si.

    Nhưng đó chỉ là tích lũy nghiệp, cũng chưa chắc bảo đảm được thành tiên vì giờ phút lâm chung còn chịu ảnh hưởng của cận tử nghiệp. Nếu giờ phút lâm chung mà trong tâm khởi tham sân si thì sẽ bị rơi vào tam ác đạo.

    Thuở Phật còn tại thế có một anh chàng chăn bò ghé qua Tịnh Xá của Phật, Phật cho mời vào và ăn uống, đàm đạo… trong lúc ấy thì con bò đã vô tình nhìn thấy thân tướng trang nghiêm của Phật và khởi tâm cung kính ngưỡng mộ, vài ngày sau con bò chết đi và vẫn giử tâm cung kính ngưỡng mộ Phật, nhờ cái tâm ấy khởi lên trong giờ phút lâm chung và đã tạo thành cận tử nghiệp thiện, giúp con bò đã chuyển sanh về cõi trời thành một vị chư Thiên.

    Sanh về cõi trời, làm thần tiên hưởng phước thì sẽ quên tu. Đến chừng phước hết vẫn bị đọa trở xuống. Đừng nói chi là thần tiên nhỏ chính cả Ngọc Hoàng Thượng Đế Vẫn Chưa Thoát Khỏi Sanh Tử Luân Hồi.

    Muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi thì chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật là con đường tắt, một đời thoát ly sanh tử. Tại sao lại không cầu về Tây Phương Cực Lạc mà lại cầu lên trời làm thần tiên?

    Vua cõi người không bằng thần tiên nhỏ ở cõi trời mà vua của cõi trời cao nhất, cũng không hưởng được sự vui vi diệu thù thắng của một chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc dù là hạ phẩm hạ sanh. Xem chừng ra bạn đã vào kho tàng quý giá mà lại bỏ pháp bảo quý để chọn pháp bảo thường .( Bỏ pháp thoát ly sanh tử hưởng thú vui thù thắng vĩnh viển mà chọn pháp vui trong sanh tử luân hồi, vui trong vô thường ngắn ngủi )

    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
  21. vu thi my linh

    vt ơi ml rất muốn đk hộ niệm cho mọi người nhưng ml chưa biết hộ niệm như thế nào để giúp cho chúng sanh đk vãng sanh tây phương tịnh độ và ml rất muốn đk đi hộ niệm cùng với các thầy như là thầy giác nhàn,thầy tịnh không,thầy đức niệm,cả vt nữa và cùng các ban hộ niệm khác nữa mong vt giải đáp
    nam mô a di đà phật
    nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Mỹ Linh

      Tham gia vào Ban Hộ Niệm để đi hộ niệm là việc làm có công đức rất lớn. ML có ý định này là điều đáng quý. Nhưng VT không biết ML ở vùng nào thì làm sao rủ đi chung được chứ? Thôi thì ML tham khảo thêm ở các bài viết này rồi tìm một Ban Hộ Niệm ở địa phương mình để ghi danh tham dự nhé.

      1:Những Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Khi Hộ Niệm
      2:Hộ Niệm: Người Mất Vãng Sanh, Mình Hạnh Phúc
      3;Hộ Niệm Là Một Pháp Tu Từ A Đến Z
      4:Những Điều Người Trợ Niệm Cần Biết
      5:Hộ Niệm Vấn Đáp với Cư Sỉ Diệu Âm Úc Châu
      6:Danh Sách Ban Hộ Niệm
      Hy vọng rằng sẽ càng có nhiều người tham gia, thành lập nhiều Ban Hộ Niệm để có nhiều người được vãng sanh Tây Phương và sẽ bớt đi nhiều người đau khổ trong thế giới Ta Bà.

      Thầy Giác Nhàn thì ở Lâm Đồng, thầy Tịnh Không ở Trung Quốc thì phải, còn thầy Đức Niệm ở đâu thì VT không biết. Riêng VT thì thường hay hộ niệm cho các con vật nhỏ vô tình bị chết tại nhà như là kiến, gián, ruồi, nhện… VT nghĩ bạn cũng có thể tham gia được vì rất dể, chỉ cần khuyên ” vong linh ” xả bỏ vạn duyên , nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương…rồi sau đó niệm Phật cho chúng nghe. Cho dù chúng không được vãng sanh thì như kinh Địa Tạng có nói giờ phút lâm chung mà nghe được danh hiệu Phật thì công đức rất lớn, sẽ chuyển sanh về cõi lành và cũng là một cơ duyên để mình gieo chủng tử A Di Đà Phật vào tâm thức của chúng sanh đó. Mai này khi hội đủ nhân duyên thì chúng sanh ấy sẽ nương nơi 6 chữ hồng danh ấy mà ra khỏi sanh tử luân hồi.

      Loài súc sanh tuy là hình dáng khác với con người nhưng thần thức của chúng cũng giống như mình, giờ phút lâm chung nếu mà biết niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì vẫn được vãng sanh như là chị Liên Hương đã giúp cho rất nhiều heo được vãng sanh Cực Lạc trong Phim Nghịch Duyên

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • timlaiphattanh

      Huynh VT ơi, HT Thích Đức Niệm – Người đã có công dịch Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – đã vãng sanh Tây Phương Cực Lạc rồi.

      “Bây giờ xin kể về trường hợp thấy Phật A Di Đà hai lần và ngày vãng sanh Cực Lạc của Hòa Thượng Thích Đức Niệm.

      Vào ngày rằm Tháng Giêng năm Quý Mùi, tức ngày 15/2/2003, Hòa Thượng thấy Phật A Di Đà đến viếng. Sau đó, Hòa Thượng kể cho Thầy Minh Chí nghe.

      Được tin này, chúng tôi nghĩ Hòa Thượng sắp sửa vãng sanh Cực Lạc. Mọi người tiên đoán, Hòa Thượng sẽ vãng sanh vào ngày Đức Bổn Sư Thích Ca nhập Niết Bàn. Nhưng ngày đó chẳng có gì xảy ra.

      Vào ngày Chủ Nhựt 16/3/2003, vào 6 giờ chiều lúc chư Phật tử đang trợ niệm, Phật tử Phước Lạc bỗng ngửi thấy mùi hương trầm, cô tự hỏi: “Lạ quá! Thầy đang không được khỏe, vậy ai lại đốt nhang?”. Phước Lạc lặng lẽ lui ra ngoài, tìm xem nhang đốt ở chỗ nào để tắt. Nhưng tìm khắp nơi không thấy! Có người khác và Sư cô Diệu Tánh cũng ngửi được mùi thơm.

      Ngày 17/3, chúng tôi được tin Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa (lúc ấy còn là Thượng Tọa) từ Texas về thăm. Thầy Tín Nghĩa kể lại, Hòa Thượng Đức Niệm nói rất lâu và Hòa Thượng tỏ vẻ rất quan tâm.

      Sau đó, chúng tôi có hỏi Thầy Tín Nghĩa nói gì với Hòa Thượng Đức Niệm. Thầy Tín Nghĩa nói: “Thầy nói với Hòa Thượng còn mấy ngày nữa là vía Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin ráng chờ ngày đó”.

      Ngày 18/3/2003, chúng tôi đến thăm Hòa Thượng. Hòa Thượng Thích Trí Chơn hướng dẫn chúng tôi vào thăm. Nghe có chúng tôi, Hòa Thượng Đức Niệm mở mắt nhìn. Hòa Thượng bị ung thư gan. Các bác sĩ nói, bịnh này làm Hòa Thượng đau đớn vô cùng, chúng tôi nhìn thấy Hòa Thượng ốm nhiều, nhưng không có triệu chứng đau đớn như các bác sĩ nói. Thấy chúng tôi vào, mọi người tản bớt ra ngoài, chỉ còn ở lại 3 người. Chúng tôi chẳng dám hỏi han, cần để Hòa Thượng tịnh dưỡng và niệm Phật.

      Chúng tôi chỉ hỏi vắn tắt:

      – Thưa Hòa Thượng, Ngài thấy Phật A Di Đà mấy lần?

      Hòa Thượng mở mắt nhìn và đáp ra tiếng rõ ràng:

      – Hai lần.

      Đại Đức Quảng Đạo đang ở dưới chân Hòa Thượng Đức Niệm, vui mừng lặp lại:

      – Hai lần !

      Sáng ngày 19/3/2003, Phật tử đang trợ niệm bỗng nhìn thấy sắc diện trên gương mặt Hòa Thượng biến đổi từ xám xanh thành ửng hồng và lỗ tai của Hòa Thượng từ từ dài ra. Đây là hiện tượng của người sắp vãng sanh. Thường thì, ngay khi vãng sanh mới có hiện tượng. Nhưng Hòa Thượng Đức Niệm hiện tướng lành trước. Theo chúng tôi có lẽ vào ngày này, có thể Phật A Di Đà đã đến lần thứ 3 nên Hòa Thượng Đức Niệm mới có tướng lành ấy.

      Chiều ngày 20/3/2003, Phật tử tựu về đông đủ hơn, bỗng một cháu nghe được tiếng nhạc thật êm dịu, thảnh thoát. Dường như đây là tiếng nhạc trời.

      Đúng 12 giờ khuya, tức là bước vào sáng ngày 21/3/2003, ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát. Bỗng nhiên trống Bát Nhã đánh lên liên hồi. Tâm mọi Phật tử cảm thấy một niềm rộn ràng kỳ diệu. Hòa Thượng Thích Đức Niệm đang nằm im. Thầy Thích Minh Chí tân trụ trì kiêm Giám đốc Phật Học Viện Quốc tế bước tới trang trọng thưa:

      “Đã đến giờ, xin thỉnh Hòa Thượng lên đường”

      Hòa Thượng Thích Đức Niệm đang nằm bất động bỗng mở miệng chép môi.

      Mọi người đều trố mắt nhìn.

      “Thì ra Hòa Thượng đang niệm Phật”. Đây là ý của một người trông thấy kể lại cho chúng tôi nghe.

      Nhưng theo các băng giảng của Hòa Thượng Tịnh Không: “Vào giờ phút cuối cùng của người niệm Phật được vãng sanh. Người ấy mở miệng là để nói lời từ biệt: “Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn, ta đi đây!”.

      Chúng tôi nghĩ, chính Hòa Thượng Thích Đức Niệm đang nói lời từ giã mọi người. Thế là, liền sau đó, Hòa Thượng Thích Đức Niệm ra đi. Ngài viên tịch đúng 1 giờ 45 phút rạng ngày 21/3/2003 tức ngày Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

      Hòa Thượng Thích Đức Niệm đã tròn sứ mệnh của một vị Bồ Tát thị hiện. Dù đã vãng sanh, Ngài vẫn còn độ vô số chúng sanh.

      Mỗi khi khắp nơi tổ chức Phật thất, người ta không thể nào không nhớ đến cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm. Và nhớ đến nhiều Tăng Ni khác đã nuôi sống cao trào Phật thất Việt Nam. Đó là ăn quả nhớ người trồng cây. Quả này là “Quả Vãng Sanh”, người được hưởng quả này sẽ sung sướng vĩnh viễn ở cõi Cực Lạc.

      Chúng tôi đề nghị chư Tăng Ni, mỗi lần tổ chức Phật thất, nếu có thể, xin biểu lộ một nghĩa cử tri ơn cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm. Như vậy sẽ tạo thành một truyền thống. Và sau này, mãi mãi mọi người cũng đều sẽ tri ơn chư Tăng Ni đã tổ chức Phật Thất vậy. “

  22. Dương

    Gửi viên trí, mình có người thân mất ai trông số đó cũng khóc chỉ có mình là không khóc, tại vì mình không dám rơi lệ trước đám đông, vì mình biết người đã chết khóc cũng chẳng được gì hãy chấp nhận sự thật, nhưng mọi người đều nói thằng khờ này không biết gì hết ai cũng khóc chỉ có mày không khóc, khi nghe người khác nói câu này mình thật sự buồn, tuy không khóc nhưng trông lòng mình cũng buồn, nếu khóc thì mình cũng chỉ lén khóc thôi đâu có dám cho ai biết, mình làm vậy đúng hay sai

    Reply
  23. Vu thi my linh

    Ml o so 4 ngo 66 ngoc lam long bien hn the vt o dau vay de ml con biet ma di nam mo a di da phat

    Vt có Biết địa chỉ và số điện thoại của thầy Tịnh Không không nếu biết Thì gửi cho ml nha ml cám ơn nha nam mo a di da phat

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Mỹ Linh

      VT là ” ếch ngồi đáy giếng ” mà làm gì biết được số điện thoại của thầy Tịnh Không chứ. Hơn nữa thầy nói tiếng Tàu đó, Mỹ Linh có nghe được không? 🙂

      VT ở một nơi rất xa, có lẻ đời này kiếp này mình không có duyên gặp nhau đâu Mỹ Linh à. Thôi thì hẹn gặp ở Tây Phương Cực Lạc vậy. (:

      Nếu như ML thật lòng muốn tham gia vào ban hộ niệm thì tìm địa chỉ và số điện thoại trong Bảng Danh Sách Ban Hộ Niệm sau đó liên lạc và ghi danh với Ban Hộ Niệm trong địa phương gần vùng của mình ở. VT thấy ở Hà Nội có :

      197. Tỉnh/TP : Hà Nội – Q. Hoàng Mai – tên BHN: BHN Chùa Nam Dư Thượng – Tên trưởng Ban hộ niệm: Trần Liêm – Điện thoại: 0122 5005 990, Phó BHN: Nguyễn Thị Mỹ Lệ: 0936 32 5588 và Nguyễn Hùng: 0904 124 239 – Đ/C: Chùa Nam Dư Thượng, Phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  24. Kimchi

    Hỏi viên trí nếu 1 người chết đi không được vãng sanh,nếu muốn không bị đầu thai phải tu những gì, vì mình sợ đầu thai

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Kim Chi

      Không bị đầu thai tức là không thọ thai sanh, có phải không? Theo VT được biết thì chỉ có loài người và súc sanh là thọ thai sanh, gà, vịt là noãn sanh, địa ngục, chư thiên ở cõi trời là hóa sanh… nhưng hình như chắc không phải ý này…

      Có phải ý bạn hỏi ngoài pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương ra còn phương pháp nào khác để thoát ly sanh tử luân hồi? Có chứ không phải không có, có tới 84000 pháp môn lận nhưng môn nào cũng khó lắm.

      Nếu muốn sanh về cõi trời thì phải tu thập thiện nghiệp. Sanh về cõi trời được hưởng phước báo làm thần tiên, chư thiên, không có khổ nhưng chưa ra khỏi sanh tử luân hồi, khi phước báo hết vẫn bị té trở xuống. Hơn nữa thập thiện nghiệp chỉ là tích lũy nghiệp mà thôi, chưa chắc được sanh về cõi trời vì giờ phút lâm chung còn chịu ảnh hưởng của cận tử nghiệp( nếu khởi tâm sân thì đọa địa ngục, khởi tâm tham thì đọa ngạ quỷ…)

      Muốn ra khỏi sanh tử luân hồi thì phải chứng các quả vị Thanh Văn hoặc Duyên Giác. Muốn chứng các quả vị Thanh Văn thì nên tu Tứ Diệu Đế( Khổ Tập Diệt Đạo ) đề tài này là một quyển sách rất dày, nói 3 ngày 3 đêm chưa hết, VT chỉ lượt sơ mà thôi. Muốn chứng quả vị Duyên Giác(Bích Chi Phật) thì nên tu pháp Thập Nhị Nhân Duyên( vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử ) đề tài này cũng lại là một quyển sách dày, nói 3 ngày 3 đêm chưa hết. Muốn tìm hiểu thêm thì vào các thiền viện hỏi các vị thiền sư sẽ chỉ rỏ thêm.

      Thời này đã là thời mạt pháp rồi, đa số chúng sanh đều là người hạ căn. Phật đã nói thời này chỉ có nương pháp môn Tịnh Độ là thành tựu mà thôi. Nghe qua câu hỏi của bạn thì đủ thấy bạn chưa có niềm tin vửng với pháp môn niệm Phật và cũng không có tự tin là mình sẽ được vãng sanh. Niềm tin là lối vào cửa đạo, không có niềm tin thì sẽ không có hạnh và nguyện. Nếu như có hạnh, có nguyện mà thiếu niềm tin thì rất có thể sẽ vãng sanh về vùng biên địa của cõi Cực Lạc, hoa sen không nở, suốt 500 kiếp không thấy Phật nghe Pháp. Rồi sau đó mới từ từ chuyển qua Hạ Phẩm Hạ Sanh. Nhưng bạn đừng lo vì tuy là sanh về vùng Biên Địa cõi Cực Lạc cũng đã ra khỏi sanh tử luân hồi rồi. Tuy là hoa sen không nở nhưng ở trong ấy còn sướng hơn một vị vua trời rất nhiều. Vì không có cầu bất đắc khổ cho nên muốn gì được nấy.

      Muốn giử vửng niềm tin nên xem nhiều Gương Vãng Sanh, chớ nghe những lời dèm pha, mỉa mai phỉ báng pháp môn Tịnh Độ ở những nơi khác.

      Thiết nghĩ Thiền Tịnh Giáo Mật… đều là Phật Pháp cả. Tăng đoàn thời Phật ngày nay rất rộng lớn, bao gồm nam nử cư sỉ tại gia và xuất gia của tất cả các tông phái Thiền Tịnh Giáo Mật… trong và ngoài nước nói chung là toàn thể quý Phật Tử trên toàn thế giới. Phật đã dạy trong Tăng Đoàn thì nên giử lục hòa. Những người Phật Tử không theo đúng tinh thần lục hòa, thường hay bài xích, mỉa mai phỉ báng pháp môn khác, tông phái khác, chùa khác, phật tử khác… gọi là phá Phá Hòa Hợp Tăng. Phá Hòa Hợp Tăng là một trong 5 tội ngủ nghịch, sau khi chết sẽ bị đọa vào Vô Gián Địa Ngục. Vô Gián Địa Ngục là địa ngục hành hình liên tục không ngơi nghỉ, trong một ngày mà trăm lần sống, vạn lần chết, khó ó ngày ra.

      Nhìn chung thì đa số quý Phật Tử đến với website này đều giử đúng pháp lục hòa nên VT rất vui. Ngược lại một số nơi khác hiện tại còn đang tranh chấp, cải vả phỉ báng, mỉa mai, chống đối nhau giửa các tông phái và pháp môn… vô tình họ đã phạm vào tội phá hòa hợp tăng hồi nào mà không hay. Thật là tội nghiệp, thiếu gì tội không phạm, lựa cái tội nặng nhất mà phạm.

      Nếu như mọi người đều đúng theo lời Ấn Quang đại sư dạy : ” Lúc nhàn đàm đừng nên nói lỗi người, lúc tỉnh tọa thường tự xét lỗi mình “. Thì chắc chắn sẽ không bao giờ bị phạm vào tội phá hòa hợp tăng.

      Có lẻ VT đã đi quá xa, hình như hơi bị lạc đề rồi thì phải 🙂

      Nam Mô A Di Đà Phật
      Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

  25. Tâm Hoa

    Gửi Viên Trí!
    Tâm Hoa muốn VT giúp đỡ gỡ rối cho Tâm Hoa lúc này.Hiện tại Tâm Hoa đang bị chướng duyên người thân ngăn cản không muốn TH tụng kinh,ăn chay trường.Mấy hôm nay Tâm hoa cứ cầu khẩn Phật A Di ĐÀ cũng mười phương chư Phật giúp đỡ THoa vì Tâm Hoa không muốn ăn mặn nữa.Thấy thịt cá là không muốn rồi vì mình thấy xót thương cho chúng sanh quá.Nhưng mà người thân nói vì TH ăn chay nên làm cho gia đình mất hoà khí trong bữa cơm.Thật sự thấy buồn bã mấy hôm nay không được tụng kinh .Tối nào TH cũng tụng kinh Vô lượng Thọ xong niệm Phật lạy Phật rồi hồi hướng.TH phải làm gì bây giờ khi gặp chướng duyên này?Mong VT gỡ rối giúp!
    A DI ĐÀ Phật!

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Tâm Hoa

      Trùi ui !… Tội nghiệp chưa, mới phát tâm chưa bao lâu, lại bị chướng ngại nữa rồi. A!… Cái vụ này hơi khó xử, giống như một ván cờ đang ở thế bị chiếu tướng. Phải xem rỏ cái hoàn cảnh như thế nào thì mới giải quyết được. Nhưng trên căn bản thì có 4 cách :

      1: Con nào chiếu tướng mình thì mình ăn lại con đó : Tức là người nhà họ nói :” vì TH ăn chay nên mất hòa khí trong bửa cơm ” thì mình sẽ đáp lại là :” Nếu muốn có hòa khí trong bửa cơm thì mọi người cùng nên ăn chay ” , dùng giọng điệu ôn hòa và vui vẻ, sau đó nói về lợi ích của việc ăn chay và tác hại của việc ăn mặn cho người ta nghe để khuyên họ cũng ăn chay giống như mình.

      2: Bị chiếu tướng thì chống xỉ hoặc lên tượng để đở : Tức là mình sẽ tự nấu đồ chay và ăn riêng, ngày nào kẹt quá thì chịu khó ăn mì gói hay cơm với muối tiêu… ai có hỏi thì nói :” Tại mình ăn chay quen rồi nên bây giờ không thể ăn mặn được nữa, cái đó khó ăn lắm, cái mùi của nó mình chịu không nổi, thấy như là muốn nôn mửa (muốn ói) vậy.

      3: Bị chiếu tướng thì chạy ông tướng qua một nấc : Tức là mình xem coi trong bà con bạn bè gì đó của mình, có ai cho ở tạm được không? Sao đó mình xin qua đó ở tạm vài ngày, trước khi đi mình sẽ hâm dọa hoặc nhõng nhẽo thế này :” Nếu mà không cho mình ăn chay tụng kinh nữa vậy thì mình sẽ dọn đi nơi khác ở vì chuyện ấy đối với mình mà nói nó rất quan trọng, quan trọng còn hơn cả tánh mạng của mình nữa… “.

      4: Trong luật cờ tướng thì khi bị chiếu tướng chỉ có 3 cách đó để đở thôi, cách thứ tư chính là bó tay chịu thua. 🙂 Lâm vào hoàn cảnh này thì phải chịu phép lên bàn ngồi ăn mặn cho họ xem. Chính VT đây cũng đã có bị qua rồi. Nói cách gì cũng không được. Tại vì người ta nói ngang quá : ” Đừng có mê tín, ăn cái này mới bổ nè, cho nó có sức khỏe, có bao nhiêu tội tôi lãnh hết cho… “. Cuối cùng VT phải nhắm mắt nhắm muỗi cắn thử một cái, sau đó cái mùi nó xông lên làm VT ói ra ngay tại sàn nhà, rồi ho sù sụ, chạy thật lẹ để đi súc miệng… thế là xem như xong chuyện. Thật là không ngờ ” cùng tắc biến, biến tắc thông “.

      Không riêng gì TH bị lâm vào tình cảnh này mà hôm trước ở đây VT thấy Quang cũng bị như thế và khi xưa chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên cũng bị như thế.

      Việc ăn chay mới là khó xử, còn tụng kinh niệm Phật thì dể rồi vì không tụng ra tiếng thì mình có thể tụng thầm, niệm thầm lấy tờ giấy báo bao bìa quyển kinh lại, người ta tưởng đâu là mình đọc sách. Không có bàn Phật thì hướng về Tây Phương mà khởi tâm cung kính.

      Chúc Tâm Hoa sớm qua được chướng ngại này nhé !

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • tranlevan

      hãy thành tâm xin phât gia hô TH. Bạn sẽ được như ý . Đạo phật nhiệm mầu lắm .
      thầy Văn
      0919180029

  26. Tâm Hoa

    Mến chào Viên Trí!
    Có lẻ TH sẽ vận dụng cách thứ 3,hù doạ để mình có thể trọn thành Phật đạo.Tâm hoa cũng đã nghĩ đến cách này.Ra tối hậu thư mới có cơ may được.Cám ơn VT rất nhiều .
    A Di Đà Phật!

    Reply
  27. Sau

    Nhà mình không theo tôn giáo nào cả chị thờ tổ tiên thôi, nhưng nhà mình cũng tin phật có khi lên chùa thấp nhang, nhưng nhà mình trả hiểu nhân quả gì cả có khi xem qua sơ sơ cuốn sách nhân quả, rồi bữa sau lại đi bẫy chim trả biết phống sanh gì cả, mình là phận con không dám thả chim, mình thì tin nhân quả có khi cũng niệm phật nhưng không niệm thường ngày có khi niệm được 1 ngày, ngày mai không niệm có khi niệm được 1 tuần rồi 2 ngày không niệm, sẵn đây cho mình hỏi là muốn niệm phật cho con chim và con cá bị chết nên niệm bao nhiêu phút thì nó sẽ vãng sanh, và nguyện cho nó thế nào làm sao biết nó sẽ được vãng sanh

    Reply
  28. bảo ngọc

    cho con hỏi là con muốn được tâm thanh thản lòng chẳng nghĩ ngợi điều gì ? con muốn thoát khỏi lòng đố kỵ và ganh ghét nên có ý định muôn xin quy y và trọn 1 lòng với phật đạo vậy thì hằng ngày con phải niệm phật và nghi thức niệm phật như thế nào ạ ? con muốn xin vào chùa để quy y xin 1 pháp danh mà không biết nói như thế nào và tuổi của con chỉ mới 17 có thể xin quy y được ko ạ ?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Bảo Ngọc

      Muốn cho lòng thanh thản không nghĩ ngợi điều gì thì hãy xả bỏ vạn duyên, chẳng màng thế sự, chuyên tâm tu trì. Ngày đêm niệm Phật cầu sanh Tây Phương như là câu chuyện Bà Bách Bất Quản Vãng Sanh.

      Nếu muốn cho tâm mình không có lòng đố kỵ và ganh ghét thì nên học theo hạnh của Thường Bất Khinh Bồ Tát. Như là Ngài Tịnh Không dạy: ” Hãy xem tất cả mọi người đều là Bồ Tát, chỉ mỗi mình mình là phàm phu “.

      Hàng ngày bất luận là đi đứng nằm ngồi gì cũng nên giử tâm mình luôn thanh tịnh mà niệm Phật. Về thời khóa sớm tối thì có thể tham khảo ở bài Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày.

      Muốn quy y thì đến chùa nào cũng được mà, cứ đến chùa rồi nói : ” Xin thầy cho con thọ Tam Quy Ngủ Giới ạ “. Sau buổi lể, thầy sẽ đặt pháp danh cho. Có thể tham khảo thêm ở bài viết này :Đến đâu để quy y?.

      Quy y thì đâu có phân biệt tuổi tác lớn nhỏ gì nhưng mà tuổi còn trẻ đã biết quy y Tam Bảo chứng tỏ là trong nhiều đời nhiều kiếp về trước đã tích chứa nhiều công đức phước báo nên thiện căn tăng trưởng sớm là điều đáng mừng.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  29. Nguyễn Yến

    Kính gửi cư sĩ Viên Trí.
    Con mới niệm Phật và cũng chưa cho gia đình biết, con có thử ướm lời bảo mẹ nên thường xuyên đi chùa thì mẹ gạt đi, nên con nghĩ nếu con khuyên mẹ niệm Phật được thì càng khó. Vì vậy con muốn niệm Phật rồi hồi hướng công đức cho mẹ, mong mẹ chuyển ý tin theo Phật, thì con có được đọc bài hồi hướng “Nguyện đem công đức này….Cùng sinh về cực lạc” nữa không?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Nguyễn Yến

      Gặp được pháp môn niệm Phật mà khởi được niềm tin rồi phát tâm tinh tấn tu hành là khó trong khó. Người được như thế chứng tỏ trong nhiều đời nhiều kiếp về trước đã từng tu hành và tích tích lũy rất nhiều công đức, đến hôm nay nhân duyên chín mùi nên mới trổ được cái quả tốt lành như thế. Chính vì thế cho nên mẹ của bạn chưa đủ niềm tin với pháp môn niệm Phật và không chịu đi chùa chứng tỏ bà ấy còn thiếu phước cho nên bạn niệm Phật rồi hồi hướng công đức cho bà là điều rất đáng quý.

      Bên cạnh đó mình nên dùng các phương tiện khéo khác như là mở các phim, DVD gương vãng sanh, các bài pháp của pháp sư Tịnh Không hay mình nói chuyện với anh chị bạn bè gì đó mà cố tình nói về pháp môn niệm Phật để cho bà nghe. Có câu : ” nước chảy đá mòn “. Các chủng tử Phật Pháp sẽ huân tập vào tâm thức của bà, đến một lúc nào đó, nhân duyên hội đủ thì bà sẽ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương.

      Mỗi ngày khi nói chuyện với bà thì dù là đề tài gì, mình cũng cố gắng làm sao có thể ” bẻ lái ” ( chuyển sang đề tài khuyên niệm Phật ). Ví dụ như mẹ VT bảo VT đi tưới cây, tưới hoa thì VT nói : ” Mấy cái hoa này chỉ nhìn cho đẹp mắt mà thôi, tưới hay không tưới gì thì cuối cùng nó cũng sẽ tàn héo, cái quan trọng là mình nên tưới cho cái hoa sen ở Cực Lạc của mình kìa, hoa đó mới là quan trọng, không tưới thì nó sẽ khô héo, muốn cho nó được tươi tốt, nở lớn thì phải tưới mỗi ngày bằng cách niệm Phật… ”

      Trong bài kệ hồi hướng thì câu ” trên đền 4 ơn nặng ” tức là đã hồi hướng cho mẹ rồi. Nhưng nếu như trong lúc bạn niệm Phật, lể Phật mà cố tình để cho mẹ nghe được, thấy được thì sẽ khế hợp với câu : ” Nếu có ai thấy nghe, cùng phát tâm bồ đề, hết một báo thân này, đồng sanh cõi Cực Lạc “. Và sau khi mẹ bạn nghe thêm câu đó nữa và ngày nào cũng như vậy thì sẽ có ngày hy vọng là bà sẽ vì đó mà cảm động rồi phát tâm niệm Phật. Chính vì thế cho nên bạn phải làm bàn Phật cho trang nghiêm, mặc áo choàng tề chỉnh, nhang trầm nghi ngút, tiếng niệm Phật phải cho thật trong trẻo, thánh thót… vì làm để cho bà thấy, làm để cho bà nghe thì phải làm cho thật hay, thật trang nghiêm, thật cảm động thì bà mới phát tâm chứ.

      Người tu Tịnh Độ thì cần phải phát tâm bồ đề như bài kệ hồi hướng có nói. Tâm Bồ đề chính là trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh. Tức là mình cầu về Tây Phương Cực Lạc để tu tiếp rồi thành Phật, sau đó vào trong biển khổ sanh tử luân hồi để phổ độ chúng sanh. Các vị thầy khác đã giảng nhiều rồi, sẳn đây VT chỉ xin lượt sơ cho các bạn mới đến sau. Mình đã nghe qua rất nhiều, đọc rất nhiều nhưng mình có phát tâm đó chưa? Nếu chưa thì hãy mau phát tâm bồ đề nhé.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  30. Quốc Huy

    Chào cư sĩ Viên Trí. Cháu năm nay học lớp 10 và do cha mẹ khuyên bảo nên đến Pháp hội niệm Phật của Đại đức Thích Giác Nhàn nghe giảng, qua lời giảng của Đại đức nên cháu đã đã quyết định niệm Phật và cầu Vãng Sanh Cực Lạc. Cháu cũng thường niệm Phật nhưng có đôi lúc lại quên và lại có suy nghĩ lung tung. Không biết có cách nào để trị được không.

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Quốc Huy,

      Suy nghĩ lung tung thì trong nhà Phật gọi là vọng niệm, vọng tưởng, tạp niệm, tán tâm ( tâm tán loạn ) hay gọi tắt là tán loạn… Ai mới bắt đầu tu thì cũng đều bị như thế, đó là việc bình thường.

      Cũng bởi do vì tập khí ( thói quen ) từ rất lâu, tâm mình không bao giờ chịu dừng, mặc dù là cảnh đã dừng, thân đã dừng như là trường hợp ở trong một phòng chờ đợi, lúc này đâu còn việc gì để làm nhưng cái tâm nó không chịu yên, nhất định là phải lấy tờ báo ra đọc, mở cái điện thoại ra bấm bấm, nhìn người này, ngó người kia, kiếm chuyện để nói, nếu không thì lại suy nghĩ mông lung về quá khứ hoặc tương lai …

      Người mà niệm Phật không còn vọng niệm vọng tưởng nữa gọi là nhất tâm bất loạn, cảnh giới này thật sự là tối cao, chỉ có chư Tổ mới làm nổi. Có thể nói nhất tâm bất loạn là mục tiêu để tiến đến, mình thì chắc là không đủ khả năng nhưng cho dù không đạt được nhất tâm bất loạn mình vẫn có thể vãng sanh kia mà.

      Cái vọng niệm vọng tưởng này không thể nào trừ nó được ngay tức khắc mà mình phải tu tập lâu ngày thì nó sẽ thưa thớt đi. Tâm mình giống như trong một thửa ruộng, lúc đầu chỉ thuần là cây cỏ (vọng niệm) , khi mình niệm một câu Phật hiệu như là gieo vào đó một cây lúa, cứ tiếp tục như thế, lâu ngày chày tháng thì trong thửa ruộng sẽ có nhiều cây lúa và cây cỏ xen lẫn nhau. Nếu công phu mình ở mức tinh tấn thì số cây lúa sẽ nhiều hơn số cây cỏ. Nếu công phu mình ở mức thấp thì số cây cỏ sẽ nhiều hơn số cây lúa. Nếu thửa ruộng mà chỉ thuần là cây lúa mà không có cây cỏ nào tức là trạng thái nhất tâm bất loạn của các vị Tổ vậy.

      Có câu không sợ vọng niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Lại thêm một ví dụ nữa như là trời mưa rơi tằm tả, những hạt mưa rơi lên kính xe làm cho người tài xế không thấy đường lái xe, phải nhờ vào cây gạt nước thì mới thấy đường để lái xe. Sương mù, hạt mưa như là vọng niệm vọng tưởng làm cho tâm trí bị lu mờ. Cây gạt nước như là chánh niệm, niệm Phật, nương nhờ vào đó mà thấy đường đi, tuy là chưa thể tạnh mưa nhưng nhờ vào cây gạt nước, người tài xế vẫn có thể lái chầm chậm và vẫn đi về được đến nhà không nhất thiết phải đợi mưa tạnh ( nhưng nếu tạnh mưa hẳn thì càng tốt ). Chính vì thế cho nên người niệm Phật nếu như không còn vọng niệm vọng tưởng, đạt nhất tâm bất loạn thì đương nhiên vãng sanh về thượng phẩm là chắc chắn. Nhưng người còn vọng niệm vọng tưởng mà niệm Phật thì vẫn được vãng sanh như là người tài xế lái xe trong lúc trời mưa rơi tằm tả nhờ vào cây gạt nước vậy. Nếu cây gạt nước mà gạt mạnh mà nhanh thì càng dể thấy đường hơn. Nếu không có cây gạt nước thì sẽ không thấy đường và không lái xe được nên không thể về nhà vậy.

      Nói tóm lại, bạn cứ nhiếp tâm, lắng nghe tiếng niệm Phật nơi tâm bạn, vọng niệm vọng tưởng nó khởi lên thì cứ hay kệ nó, mình đừng chú ý, chỉ chú tâm vào câu Phật hiệu mà thôi, mặc kệ cho vọng tưởng vọng niệm gì đó, chúng tự sanh thì sẽ tự diệt, mình chẳng màng, chẳng đoái hoài đến nó. Công phu lâu ngày tự nhiên bạn sẽ thấy chúng sẽ thưa dần và ít dần.

      Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
      1:Cách Đối Trị Hôn Trầm Tán Loạn
      2:Niệm Phật Đối Trị Vọng Tưởng
      3:Cách Nhiếp Tâm Niệm Phật Không Loạn

      Nam Mô A Di Đà Phật

  31. KIM PHỤNG

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    Kính bạch thầy con có rất nhiều câu hỏi về đạo mà không biết hỏi ai, tình cờ con đọc được trang này con rất là vui.Con có cha xuất gia khoảng 10 năm,cha con bị bệnh và đã mất năm 2010.Lúc đó con không biết phải cúng dường phóng sanh gì hết.Lúc nào con cũng nghĩ làm như thế nào thì cha con mới được vãng sanh.Kính bạch thầy cho con được hỏi:Cha con đã mất được 3 năm rồi và cũng gần tới giỗ của cha con là 16/10 AL con cần phải làm gì để cha con được vãng sanh.
    Câu hỏi thứ 2 cho con được hỏi: nhà con là theo đạo phật,nhưng giờ nhà con có đến 3 đạo lận,chị con lấy chồng và theo đạo chúa,còn 2 đứa em của con nó đi theo bạn nó học đạo gì mà con nghe nó nói là đức chúa trời giê-hô-va.Nó về nhà nói tùm lum về đạo phật “tại sao phải thờ và lạy 1 bức tượng tại sao phải đốt nhang và khói nhang làm cho những người trong chùa dễ bị mắc bệnh ung thư nhất” con nghe và bức xúc con với nó tranh cãi kiệt liệt.Mẹ của con cũng cấm không cho tụi nó học đạo nữa mà tụi nó không nghe.Kính bạch thầy giờ con phải làm như thế nào cho em con tin vào đạo phật
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Kim Phụng

      Đến ngày giổ của cha bạn thì VT nghĩ nên ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, làm các việc thiện như phóng sanh, ấn tống kinh sách… rồi hồi hướng công đức cho cha, nên cúng chay, chớ nên cúng mặn nhé, khi van váy trước bàn thờ thì nên khuyên cha hãy xả bỏ vạn duyên, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương.

      Về việc có người trong nhà theo đạo khác rồi không thích bạn thờ tượng Phật hay đốt nhang… thì nếu như bạn thương người đó thì hãy nên xếp cất bàn Phật, chớ nên thờ cúng lể bái nữa vì làm như thế người ta sẽ phỉ báng rồi mang tội thì tội nghiệp họ, làm như thế là rất hợp với tinh thần nhẫn nhục mà Phật đã dạy ( chớ nên tranh chấp ). Trong trường hợp này là vì bất đắc dỉ, có thể nói là nghịch duyên giống như chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên vậy.

      Hình tượng Phật cũng là phương tiện để mình khởi tâm cung kính lể bái Phật, khi không có hình tượng Phật thì bạn có thể quỳ lạy về hướng Tây cũng như là lể Phật rồi vậy. Tuy không thể đốt ” nhang thông thường ” cúng Phật nhưng bạn có thể dùng ” một nén tâm hương ” để dâng lên cúng dường Phật bằng cách dùng tấm lòng chân thành, chí thành chí kính mà khấn nguyện và đọc thầm bài kệ sau: ” Nguyện đem lòng thành kính, gửi theo đám mây hương, phảng phất khắp mười phương… ”

      Hoặc là :
      Khói hương xông thấu mấy tầng xanh,
      Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành,
      Trên khói hương này xin Phật ngự,
      Chứng minh đệ tử tất lòng thành “.

      Điều quan trọng nhất chính là tấm lòng chân thành vì tâm thành tất linh, có lòng thành thì Phật ở khắp mọi nơi. Nén tâm hương sẽ phảng phất khắp mười phương chứ không phải như nhang thông thường vì mùi hương chỉ thoảng quanh vùng đó.

      Đối với người ngoại đạo thì bạn không nên tranh chấp cải vả nhiều là bởi vì Càng “Đấu Tranh” Càng Khó Vãng Sanh và nếu như bạn Muốn Độ Người Ngoại Đạo Nên Tu Pháp Môn Tịnh Độ.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  32. Quốc Huy

    Cám ơn cư sĩ Viên Trí đã tận tình chỉ bảo. Cho cháu hỏi do cháu tuổi còn nhỏ phải đến trường học và trong thời gian đó thì không niệm Phật được vậy thì việc niệm Phật có bị gián đoạn không?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Quốc Huy

      Trong thời gian đến trường học thì dỉ nhiên là việc niệm Phật sẽ bị gián đoạn nhưng mà đây cũng là vì bất đắc dỉ, cũng đành phải…( chấp nhận hay không là tùy mình thôi ). Khi xưa thì các bậc Tổ Sư, người ta xả bỏ vạn duyên, chẳng màng thế sự, chuyên tâm tu trì, có vị lên núi cất am… có vị cất cái thất ở gần nhà rồi chuyên tu như là Chuyện Bà Bách Bất Quản Vãng Sanh. Các vị ấy khi xưa có lẻ là người thượng căn, họ quyết tâm mảnh liệt, muốn đạt nhất tâm bất loạn để bảo đảm tự tại vãng sanh. Còn thời nay, mình là hàng hạ căn, ai cũng phước mõng nghiệp dày cho nên có người vì việc học hành thi cử, có người phải bôn ba vất vả vì chén cơm manh áo… cho nên không thể chuyên tâm tu trì được giống như người xưa.

      Tuy nhiên trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có nói : ” Giáo pháp của Đức Bổn Sư như là cơn mưa rào ( mưa pháp cam lồ ), rải khắp từ thành thị đến thôn quê hay rừng sâu hoang vắng, cây to thì hút được nhiều nước, cây nhỏ thì hút được ít nước, miển sao có hút nước là được lợi lạc “. Chính vì thế cho nên cây to như là các vị Tổ, vị thầy, các vị mà có thể xả bỏ vạn duyên, chẳng màng thế sự, chuyên tâm tu trì. Còn cây nhỏ là hàng hậu học chúng ta đây, cho nên từ cây nhỏ mà muốn trở thành cây lớn thì cần phải có thời gian để trưởng thành. Trong thời gian còn là cây nhỏ thì cũng vẫn phải hút nước chứ nhưng mà hút ít thôi. Như vậy có nghĩa là trong thời gian đi học thì cứ lo học đi. Ngoài thời gian học và ngủ ra thì những khoảng thời gian khác mình đều có thể niệm Phật mà. Cứ như thế, lâu ngày chày tháng, tích tiểu thành đại, vừa học vừa làm vừa tu, bỏ ra 10 năm cũng có thể sẽ bằng một người chuyên tu nhập thất trên núi 5 năm chứ đâu thua gì. ( Nói bằng là ở chỗ số câu Phật hiệu huân tập vào tâm thức còn nói thua là ở chỗ tâm mình vẫn còn bị tạp loạn vì huân tập nhiều thế gian pháp ). Nhưng dù sao đi nữa mình cũng còn hơn được người không biết tu vì người không biết tu rảnh rổi là lo đi xem phim, đánh bi da, chơi cờ tướng…chứ họ đâu có biết niệm Phật.

      Có thể tham khảo thêm ở bài viết này nhé:
      Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật

      Nam Mô A Di Đà Phật

  33. Nguyễn Yến

    Lạ quá Cư Sĩ Viên Trí ạ, hôm nay con muốn đọc lại phần trả lời của Cư Sĩ về việc niệm Phật hồi hướng lại cho mẹ thì không thấy phần đó đâu nữa,con còn thắc mắc này nữa ạ, khi muốn phóng sanh thì trước lúc phóng sanh mình nên làm gì cho đúng ạ? Con cảm ơn Cư sĩ nhiều ạ.

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Nguyễn Yến

      Phần trả lời của VT về việc niệm Phật hồi hướng cho mẹ vẫn còn ở đây. Bạn nhìn lên trên, sau phần VT trả lời cho bạn Quốc Huy và Kim Phụng. Bạn tìm không thấy có lẻ là do website có cài đặt chương trình cache / w3 gì đó… theo VT hiểu thì đại khái là lần trước bạn ghé duongvecoitinh thấy như thế nào thì khi trở lại vẫn thấy y như vậy là do dịch vụ internet của bạn bị chậm hay bị disconnect cho nên phần trả lời mới và bài mới đăng bạn sẽ không nhìn thấy. Muốn thấy được bài mới đăng và câu trả lời mới thì hãy bấm nút refresh / reload ( hoặc F5 ).

      Trước khi đi phóng sanh cần nên làm gì? Theo VT nghĩ thì nếu dự định thả cá, mình nên chuẩn bị thùng nước để sẳn trong xe, khi ra xe là thả chúng vào nước liền, cá không có nước là khó chịu, khổ sở lắm. Trong thời gian cá ở trong xe, mình nên quy y Tam Bảo cho chúng rồi dạy chúng niệm Phật. Sau đó chạy ra hồ, sông, biển liền, chớ để lâu trong thùng nhỏ chật chội cũng khổ sở, khó chịu lắm. Khi ra đến hồ, sông, biển thì tìm nơi vắng vẻ ít người chú ý rồi thả. Nếu có ai buông lời mỉa mai, chống đối… chớ nên tranh chấp cải vả nhiều sẽ sanh phiền não. Phóng sanh cũng là một thiện nghiệp, sau khi làm xong nên hồi hướng về Tịnh Độ. Nhờ phóng sanh mà tâm từ bi của mình mỗi ngày một thêm lớn. Phóng sanh có công đức rất lớn, cứu một mang còn hơn xây thất cấp phù đồ. Chúng sanh thương yêu nhất chính là sinh mạng. Chư Phật thương yêu nhất chính là chúng sanh. Chính vì thế cho nên phóng sanh chính là hoàn thành tâm nguyện của chư Phật, sẽ được chư Phật tán thán.

      Phóng sanh là thiện nghiệp, cũng là trợ duyên trên con đường tu Tịnh Độ nhưng cũng đừng quên niệm Phật mới là chánh hạnh. Chính vì thế cho nên dù ở bất cứ nơi đâu, gặp bất kỳ hoàn cảnh gì cũng hãy nên giử tâm không rời câu Phật hiệu.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  34. Quỳnh Kim

    Xin chào Quốc Huy!
    Quốc Huy cho chị hỏi Pháp hội niệm Phật của Đại đức Thích Giác Nhàn ở đâu vậy, em có thể chỉ cho chị biết được không? chị rất muốn tham gia, nhưng ở TPHCM chị không biết chỗ nào có.
    Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
  35. Minh Thùy

    Nam mô a di đà phật
    Cho mình hỏi, Em mình đang gặp nạn, vướng vòng lao lý, có lẽ cũng là do phải trả nghiệp ác, vậy, mình niệm Phật và làm việc thiện mà xin Phật mang công đức đó góp lại để trả nghiệp ác cho em mình thì có được không.? Hay nói tóm lại là mình làm việc thiện mà muốn làm giảm đi nghiệp ác cho 1 người nào đó còn sống trong gia đình mình, hoặc làm tăng thêm phần phước đức cho người trong nhà thì có được không?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Minh Thùy

      Trong cái bể khổ Ta Bà này đây, mỗi người chúng ta tùy theo nghiệp nặng hay nhẹ mà chiêu cảm lấy những tai ương, hoạn nạn, bệnh hoạn, tật nguyền, lao tù… Tam Bảo là là ngôi nhà tế độ để chúng sanh làm chỗ dựa nương. Chính vì thế cho nên trường hợp em của bạn bị như thế thì cũng là một nỗi bất hạnh.

      Bạn niệm Phật và làm các việc thiện để hồi hướng cho người thân được tăng phước giảm tội là điều đáng quý, rất nên làm. Dỉ nhiên là được nhưng sớm hay muộn là tùy vào công đức của bạn tạo ra nhiều hay ít cũng như nghiệp của người đó nặng hay nhẹ mà có sự nhanh chậm khác nhau. Số công đức tạo ra chỉ một vài phần được chuyển đến người thân, số còn lại vẫn là của bạn. Chính vì thế cho nên hãy khuyên người thân của bạn cũng hãy nên niệm Phật thì kết quả sẽ tốt đẹp nhanh chóng hơn. Bằng chứng cho thấy là đã có câu chuyện Thoát Án Tử Hình Nhờ Công Đức Tụng Kinh Niệm Phật.

      Đức Phật có thần thông bất khả tư nghì nhưng tại sao khi xưa cha của vua A Xà Thế bị giam trong ngục mà Ngài không cứu ra? Là bởi vì Ngài muốn cha của vua A Xà Thế thoát ra khỏi cái ngục lớn chính là vòng sanh tử luân hồi. Cái ngục lớn này chính chúng ta cũng còn đang bị giam. Khi ra khỏi cái ngục lớn thì cái ngục nhỏ cũng không còn giam mình được. Thoát ra khỏi cái ngục lớn mới là chuyện lớn, quan hệ trọng đại. Còn cái ngục nhỏ xíu do người thế gian lập ra chỉ giam nhất thời mà thôi vì cùng lắm khi xả bỏ báo thân là đã thoát ra rồi cho nên dưới huệ nhãn của Phật thì cái ngục nhỏ mà vua A Xà Thế tạo ra để giam người cha không nhất thiết phải hóa giải ( chuyện nhỏ như con thỏ ).

      Nói tóm lại ngoài việc bạn niệm Phật và làm việc thiện để hồi hướng cho thân nhân thì cũng nên khuyên thân nhân nên phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương để thoát ra khỏi cái ngục lớn ( vòng sanh tử luân hồi ) mới là việc quan hệ trọng đại.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  36. Phậtgiáo

    Các bạn đồng tu cho tui hỏi câu này, đã tin pháp môn niệm Phật cho nên mới niệm Phật, đã niệm Phật đương nhiên là phải nguyện rồi cớ sao là còn phải tin sâu nguyện thiết là thế nào?

    Reply
  37. Hồ thị thu Linh

    Cư sỉ Viên Trí cho con hỏi Anh con mất nay được 28 ngày tức là thất thứ tư rồi, khi đám tang nhà con làm chai cúng còn đãi khách thì làm mặn, lúc Anh con bệnh có mua Hoa, trái cây xuống chùa đối trước tượng Phật quán âm mà dái rằng cầu cho con hết bệnh con xin bố thí 2 tấn gạo cho dân nghèo, rồi Anh con mua trước 1 tấn phát trước còn 1 tấn để hết bệnh rồi phát sau nhưng Anh con không qua khỏi mà chết nên ngày đám tang Anh con chị con phát tiếp luôn và sau tang lể chị con đem hình Anh con gửi chùa còn cốt và 1 hình nữa thì thờ ở nhà. Cứ tới cúng thất là chị con gửi tiền cho chùa làm cơm cúng và nhờ thầy tụng kinh. Lúc mới gửi chùa là chị con có gửi cúng dường chùa 2 triệu và chị con mua 350 ký gạo và 7 thùng nước tương và 14 thùng mì chay đi cúng dường 7 chùa. Tức là mỗi chùa chị con cúng dường 50 ký gạo và 1 thùng nước tương va 2 thùng mì. Và chị con có mua cá mà dạng cá người ta vô bịch bán ở gần chùa cá nhỏ nhỏ bán bịch nhỏ thì 10 ngàn còn bịch lớn thì 20 ngàn đó cư sỉ. Chị con mua cá đó 7 bịch thả sông và mua 2 con rùa lớn thả sông luôn và mua 50 con chim thả luôn, chị con đi Mười kiểng chùa cứ mỗi chùa cúng dường như vậy còn chùa nào không có thì chị con gửi tiền cúng và hôm nay con Ấn tống kinh địa tạng 100 quyển cúng dường phật nhưng con đợi tới ngày cúng 49 ngày cho Anh con rồi con mới đem xuống chùa cúng dường luôn có được không cư sỉ vì tới thất thứ 7 con nhờ thầy ở chùa thỉnh dùm con 10 chư tăng về tụng kinh cúng 49 ngày cho Anh con và con gửi tiền nhờ chùa làm cơm chay cúng dường chư Phật cùng tăng. Con gửi bao thư cúng dường mỗi thầy và mỗi thầy có 1 phần quà. Hằng ngày mỗi sáng con xuống thấp nhang và pha bình trà nóng và mua đồ ăn sáng như có bữa mua xôi, có bữa mua cái bánh giò chéo quẩy, khi thì ổ bánh mì không, khi thì bún gạo xào chay. Có bữa con pha cà phê đá có khi pha cà phê sửa còn cúng cơm thì chùa cúng dùm lúc 10 giờ rồi chiều khoảng 5 giờ 30 con xuống thấp nhang lần nửa rồi về tụng kinh địa tạng và trì chú dại bi rồi hồi hướng xuống cho Anh con. Như con muốn hỏi cư sỉ con và chị con làm như vậy có được đầy đủ chưa hây còn thiếu sót gì không xin cư sỉ chỉ dạy thêm cho con rỏ ? Như vậy Anh con có được theo Phật hây được sinh Thiên hây được sinh làm người vậy cư sỉ? Chị em con làm hết để Anh con khỏi bị đọa vào ác đạo xin cư sỉ chỉ dại thêm. Mỗi sáng con cúng cho Anh con con có thấp nhang hết chùa cho Phật con có đối trước tượng Phật A Di Đà xin ngài tiếp dẩn cho dông linh của Anh con được về Tây phương cực lạc. Con làm như vạy có được không cư sỉ?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Thu Linh

      Nghe qua câu chuyện mà bạn kể thì VT nhận thấy gia đình đã hết lòng vì người quá cố mà làm các việc thiện lành để hồi hướng phước báo đến với vong linh ngỏ hầu được tái sanh về cõi lành. Việc thiện lành đã làm rất tốt, rất xuất sắc, VT cũng xin có đôi lời tán thán và hy vọng trong tương lai gia đình vẫn tiếp tục làm các việc thiện lành để gieo trồng cội phúc về sau, lợi mình và lợi người.

      Câu chuyện mà bạn kể cũng đã khá dài nhưng không biết là trong thời điểm mà anh ấy sắp lâm chung, gia đình có than khóc, có đụng chạm vào thân thể để tắm rửa, thay y phục trong vòng 8 tiếng hay không? Gia đình có mời Ban Hộ Niệm đến để trợ giúp không? Trong nhà có ai biết pháp môn niệm Phật và đã khuyên anh ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương hay không? Đây là những điểm quan trọng cần lưu ý trong giờ phút lâm chung vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc có được vãng sanh hay không. Nhưng chuyện cũng đã qua rồi, không làm sao quay ngược lại được, chỉ có thể lấy đó mà rút kinh nghiệm cho những lần về sau của những người khác và nhất là bản thân mình.

      Theo lý nhân quả mà nói thì nhân nào quả nấy cho nên phóng sanh là nhân của trường thọ, không bệnh hoạn, đông con nhiều cháu, bố thí là nhân để được giàu sang phú quý…dù sao cũng là phước báo hữu lậu trong cõi trời người. Khi được hưởng phước báo nhân thiên thì đa phần người ta sẽ quên tu, đến khi hết phước thì lại bị đọa trở xuống cũng còn trong luân hồi sanh tử. Chỉ có NIỆM PHẬT mới là công đức vô lậu, xuất thế gian, vượt ra tam giới, thoát khỏi sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Cho nên trong kinh trong kinh Niệm Phật Ba La Mật có nói :” Niệm Phật là Nhân, thành Phật là Quả … vãng sanh đồng ý nghĩa với thành Phật “. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Phật có dạy : ” Muốn sanh về Cực Lạc phải tu ba thứ phước :
      1:Hiếu dưởng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười nghiệp lành
      2:Thọ trì tam quy, giử vẹn các giới, đừng phạm oai nghi
      3:Phát bồ đề tâm, TIN SÂU LÝ NHÂN QUẢ, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành. ”

      ” Làm lành hưởng phước, làm ác phải tội “, lý nhân quả là thế, rất dể tin nhưng tại sao Phật lại bảo cần phải ” tin sâu lý nhân quả “. Là bởi vì cái lý nhân quả sâu xa : ” Niệm Phật là Nhân, thành Phật là Quả ” ít có người biết và rất khó tin vậy. Nhưng đây là sự thật, cần phải tin như thế. Đa phần thì các việc thiện lành mà mình đã làm chỉ trổ thành cái quả là hưởng phước báo tốt đẹp đời sau trong cõi Nhân Thiên mà thôi. Chỉ có Niệm Phật mới là Nhân để thành Phật, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thoát vòng sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới, hưởng sự vui vi diệu thù thắng, vĩnh viển bất tận.

      Anh của bạn lúc sanh tiền đã bị bệnh và phát nguyện bố thí gạo, với hy vọng sẽ được hết bệnh. Cái nhân bố thí gạo thì sẽ trổ thành cái quả là đời sau được giàu sang, có dư ăn dư để, không bị đói nghèo. Muốn hết bệnh thì cần phải phóng sanh, bố thí thuốc, chăm sóc bệnh nhân, khởi tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh, lạy Phật, niệm Phật và sám hối, hồi hướng công đức phước báo đến với các vị oan gia trái chủ. Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu. Chính vì thế cho nên anh của bạn phát tâm bố thí gạo nhưng bệnh vẫn không hết, sau khi chết nếu như vong hồn vẫn chưa hiểu được cái đạo lý này thì chỉ e không khéo lại trách Phật Bồ Tát là tại sao không linh, không phù hộ…rồi mất niềm tin với Phật Pháp là điều đáng buồn.

      Chính vì thế cho nên bạn cần nên đối trước bàn thờ hoặc phần mộ mà khai thị cho hương linh hiểu được đạo lý này để giử vững niềm tin với Phật Pháp và sau đó khuyên vong linh hãy nên xả bỏ vạn duyên, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương hy vọng là vẫn còn cơ hội. Bên cạnh đó mình cũng hãy nên vì hương linh mà nhất tâm niệm Phật để nhờ Phật lực gia hộ. Xin nhắc lại, chỉ có niệm Phật mới là nhân để thoát ly sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Chính vì thế cho nên gia đình cần nên niệm Phật cho thật nhiều với lòng chí thành chí kính và nguyện mang công đức này hồi hướng cho hương linh thì hy vọng rằng với tấm lòng chân thành của gia đình, năng lực bất khả tư nghì của câu Phật hiệu và nhất là nguyện lực vĩ đại của Đức Phật A Di Đà sẽ dìu dắt hương linh phá mê khai ngộ, phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương để cuối cùng hương linh được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì đây mới là việc chính, quan hệ trọng đại.

      Có thể tham khảo thêm ở bài viết sau:
      1:Người Đã Mất Trong Vòng 49 Ngày Có Được Vãng Sanh
      2:49 Ngày Sau Khi Chết Gia Quyến Nên Làm Gì

      Nam Mô A Di Đà Phật

  38. Thulinh

    Mến chào cư sỉ viên trí. Vì nóng lòng muốn biếc ảnh sinh về cõi nào mà quên nói rõ. Hồi còn sống ảnh rất hiền lành hiếu thảo ba, mẹ hai bên lại biếc Phật pháp vì nhà ảnh có thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Lại mỗi năm phát gạo 2 lần. Có ông ở gần nhà bị gan vì ảnh cũng đang lây qua gan nên ảnh có thuốc cho người đó 2 tháng và có lời nguyện trước quán âm như vậy nhưng phần số không qua khỏi ảnh cũng biếc là do nghiệp nên không dám trách Phật đâu. Khi gần lâm chung gia đình có mời ban hộ niệm tới để khai thị cho ảnh và khuyên ảnh niệm Phật theo và cô trưởng ban hộ niệm có vô chùa xin cho ảnh pháp danh. Ban hộ niệm tới khai thị và gửi gấm Phật xong rồi về khoảng 1 tiếng thì ảnh làm mệt nên người nhà quỳ xung quanh mà niệm Phật lớn tiếng cho ảnh nghe cho tới chút hơi thở cuối cùng và niệm tới 8 tiếng sau mới thay đồ. Nhưng tay, chân ảnh còn cứng lắm mà người nhà thì mệt mõi nên cũng không ai niệm tiếp nửa. Mỗi sáng cúng cơm có đối trước bàn thờ ảnh mà khuyên ảnh niệm Phật nguyện về Tây phương sả bỏ tất cả đừng luyến tiếc gì cả, thân xác chỉ là bộ y phục bên ngoài kiếp nầy là thân nầy kiếp sau là thân khác chỉ có về Tây phương cực lạc mới không còn sinh tử luân hồi, không còn đau khổ bệnh hoạn. Mình nói như vậy trước hương linh. Mình và chị mình phát nguyện ăn chai 49 ngày và mỗi đêm tụng kinh địa tạng niệm chú đại bi mà hồi hướng cho ảnh
    Cư sỉ cho hỏi không biếc cư sỉ bao nhiêu tuổi để tiện xưng hô ạ

    Reply
  39. Thulinh

    Sao không thấy hồi âm của viên trí vậy mình còn rất nhiều chuyện muốn thỉnh giáo với cư sỉ lắm. Mong nhận được hồi âm

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Thu Linh

      Hôm qua vì có chút việc hơi bận rộn nên chưa kịp hồi âm cho bạn, thành thật xin lỗi. Nhận thấy bạn là người có tâm đạo rất tốt, cũng đã hiểu biết nhiều về Phật Pháp rồi. Nếu muốn hỏi thêm nữa thì chắc là VT phải dẫn lên cao mà lên cao là khó đứng vững lắm đó nghen.

      Về việc 100 quyển kinh Địa Tạng đã in xong thì VT nghĩ bạn nên sớm đi phân phát ra các chùa để các Phật Tử sớm có được kinh sách đọc tụng, công đức sẽ nhiều hơn và sớm hơn so với việc mình để ” ngâm ” ở nhà.

      Trên phương diện pháp tánh thì mỗi người chúng ta đều bằng tuổi nhau, tức là vô lượng tuổi vì từ vô thủy đến nay, cũng không có đẹp xấu, nam nử, sang hèn giàu nghèo gì cả. Mai này về Tây Phương Cực Lạc thì cũng lại bình đẳng như thế. Ở trên mạng internet thì mỗi một nick name cũng như là ” kính hoa thủy nguyệt ” mà thôi cho nên VT gặp ai cũng gọi là bạn ( vì không biết tuổi ), bạn tức là bạn đồng tu, bạn sen ( liên hữu ) hay bạn đạo( đạo hữu ).

      Trên phương diện nghiệp lực chi phối thì hiện tại cái xác thân của VT cũng đã vừa đúng nửa đời người. Khi xưa, lúc Đức Bổn Sư còn tại thế thì thọ mạng trung bình của con người là 100. Cách 100 năm thì tuổi thọ trung bình của con người sẽ giảm đi 1 tuổi. Phật đã nhập diệt hơn 2500 năm như vậy một đời người hiện tại chỉ còn là 75 tuổi mà thôi. Điều này không có nghĩa là ai cũng sống đúng 75 tuổi, mỗi người tùy theo nhân quả nghiệp báo mà tự chiêu cảm lấy thọ mạng lâu dài hay ngắn ngủi. Vô thường đến bất kỳ lúc nào, không báo trước cho nên cũng có thể ngày hôm nay chính là ngày cuối cùng của kiếp người mà mình không hề hay biết. Muốn được tự tại vãng sanh biết trước ngày giờ thì phải nổ lực tinh tấn tu hành vậy. Như vậy thì chắc là bạn cũng tính ra được là hiện tại VT đã được 37 tuổi rưởi rồi, có phải không? Câu hỏi của bạn có phần mang tính chất cá nhân nên khi trả lời thì VT phải kèm theo Phật Pháp chứ nếu bằng không thì sẽ trở thành việc nhảm nhí.

      Hiện tại cho thấy bạn đang ăn chay, tụng kinh, trì chú và làm các việc phước thiện để cầu siêu cho người anh. Sau 49 ngày, liệu bạn có tiếp tục để vì bản thân mình hay không? Vì người anh cũng tốt, vì bản thân mình thì cũng tốt nhưng nếu muốn đến chỗ cao hơn như VT đã có nói ở lúc đầu tức là nên vì tất cả chúng sanh. Khi tâm lượng mình mở ra rộng lớn vì tất cả chúng sanh mà giúp cho họ được lìa khổ được vui, biết quay về với Phật Pháp để cuối cùng đều được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì đây chính là tâm bồ đề. Người mà đã phát bồ đề tâm, siêng tu các công đức, hồi hướng phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì sẽ khế hợp đại nguyện thứ 19 của Đức Phật A Di Đà nên việc vãng sanh sẽ có phần thuận tiện, dể dàng hơn.

      Đối với hành giả tu Tịnh Độ thì việc ăn chay, tụng kinh, trì chú, làm các việc phước thiện rồi hồi hướng trang nghiêm cõi Tịnh Độ cũng chỉ là trợ hạnh. Còn chánh hạnh, quan trọng nhất vẫn là trong tâm luôn niệm Phật, nhớ Phật, hướng về Đức Phật, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc. Các trợ hạnh ở phần trên xem vậy mà dể làm còn cái chánh hạnh này thấy vậy mà không phải dể. Phải huân tập lâu ngày thì mới được thuần thục. Nguyên do cũng bởi vì tập khí, nghiệp chướng từ nhiều đời nhiều kiếp. Sở dỉ mà mình niệm Phật khó được nhất tâm là do ” duyên tạp loạn động khiến cho lạc mất chánh niệm “. Chính vì thế cho nên cần phải buông xả vạn duyên đối với các việc trần đời ( được không mừng, mất không buồn, tự tại tùy duyên ). Còn đối với pháp môn niệm Phật thì mình phải khởi tâm ưa thích là bước đầu tiên, có ưa thích thì mình mới niệm Phật lâu dài, chuyên nhất mà không xen tạp. Cũng như hai ông già ghiền chơi cờ tướng, ngồi từ sáng tới tối ngoài quán cà phê mà không thấy chán, quên cả giờ giấc, nhà cửa, công việc…tâm của hai ông già này chỉ chuyên nhất vào việc ” pháo đầu xuất tướng, xe đâm thọt “. Người niệm Phật cũng lại như thế, cứ chú tâm vào việc nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình, khi thì hùng hồn, khi thì tha thiết…

      Có lẻ phần hồi âm của VT hơi lạc đề so với câu hỏi của bạn nhưng cũng bởi vì tâm VT luôn hướng về Tây Phương Cực Lạc nên ai có hỏi gì thì VT cũng sẽ bẻ lái cho trở về với pháp môn niệm Phật mà thôi. Hơn nữa chỉ có niệm Phật mới là NHÂN thoát ly sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  40. Thulinh

    Gửi Viên Trí
    Mình rất ngưỡng mộ vt. Lúc Anh mình bệnh biếc là không qua khỏi nên mình vô Trang nên làm gì trước lúc lâm chung của đường về cõi tịnh. Mình thấy phần trả lời của vt rất hây mình rất thích nên cứ tìm tên của vt hồi âm cho những người khác mà đọc hoài không chán.
    Lúc trước chỉ biếc đi chùa cầu cho ba mẹ khỏe mạnh, sống lâu cầu cho gia đạo được an vui cầu cho 2 đứa con mình mạnh khỏe và mỗi tháng ăn chay 2 ngày. Bỗng một ngày lỗ tai bên phải của mình không nghe được gì hết đi BV khám thì BS bảo bị điếc đột ngột không bị gì hết màng nhỉ và tai giữa bình thường nhưng mình không còn nghe được nữa chỉ còn lỗ tai trái nghe được nhưng phải lại gần nói mới nghe còn như người khác kêu có khi nghe nhưng không định được là hướng nào hoặc có khi cũng không nghe luôn. Mình rất là chán nản lúc đầu suy sụt tinh thần lắm mình muốn tự vận chết cho song chứ sống mà không nghe gì hết còn hơn chết mình nghĩ còn 2 con nhỏ nên cố tới ngày nay nhưng cuộc sống của mình nhạt nhẽo lắm không muốn nói chuyện với ai mỗi khi nhà có đám tiệc bà con dòng họ lại hỏi thăm mình muốn tránh đi vì có khi nghe khi không nên không muốn làm trò cười cho họ. Mình xuống chùa xin quy y với Phật và thầy cho mình pháp danh là diệu trúc từ đó mình ăn chay mỗi tháng 10 ngày còn tháng 7 thì ăn chọn tháng mỗi đêm tụng kinh lúc đầu tụng kinh A Di Đà niệm chú đại bi sau nầy không tụng kinh A Di Đà nữa chỉ niệm chú đại bi thôi rồi tới tháng 7 mình Ấn tống kinh vu Lan xuống chùa cúng dường Phật và chú đại bi. tháng 7. Tháng Giêng. Tháng 10 là di chùa nhiều nhất khi gặp cá thì mua cá khi gặp chim thì mua chim phóng sanh hết có khi cũng mua rùa nửa. Mình không biết kiếp trước mắc nghiệp thế nào mà bây giờ lại bị điếc như vậy ở trong kinh địa tạng có nói nhưng chưa hiểu lắm mong vt cho mình hiểu? Thời điểm nầy Anh mình mất nên mình phát nguyện ăn chay 49 ngày và tụng kinh địa tạng để hồi hướng cho ảnh đỡ phải đọa địa ngục không biếc tới khi mình chết trong gia đình mình ngay cả chồng mình có làm được như vậy cho mình không nửa vì trong nhà chỉ biếc đi chùa biếc Phật pháp chứ không đọc tụng kinh điển nên cũng không hiểu nhiều lắm. Như mình muốn hỏi vt sau 49 ngày mình nên tụng kinh gì hằng ngày ? Nhà mình chỉ thờ quán âm ở giữa còn hai bên là ông quan thánh và bà Cửu Thiên huyền nử nên đêm nào mình cũng trì chú đại bi. Mình vừa tụng kinh vừa trì chú được không vt ?
    Mình rất muốn ăn chay trường vì trong kinh có nói ăn chay tụng kinh mới Linh ứng nhưng mình còn 2 con nhỏ phải nấu cho nó ăn mà nấu không nêm nếm thì không biếc mặn lạc làm sao như mình ăn chay mà nêm đồ mặn nhưng không ăn vậy co được không vt ? Mong nhận được hồi âm

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Diệu Trúc ( Thu Linh )

      Đã có pháp danh rồi thì mỗi khi đến chùa chiền hay đạo tràng nên dùng pháp danh để tự nhắc nhở mình là đã trở thành Phật Tử cần nên thực hành đúng những lời Phật dạy.

      Bị điếc cũng là do nghiệp báo từ đời trước mình đã gieo cho nên kiếp này khi cái quả nó chín mùi thì mình phải gánh chịu. Tất cả cũng chỉ là tương đối cho nên cũng chớ nên vì thế mà buồn. Khi mình bị điếc thì mình không còn nghe ai mắng chưởi mình nữa nên không bị phiền não, mình cũng không thể nghe nhạc hay xem phim được nên nhờ thế mà không bị hai thứ cám dổ này mê hoặc và có nhiều thời gian để niệm Phật hơn. Khi mình bị điếc tức là giờ phút lâm chung dù Ban Hộ Niệm có tới hộ niệm cho mình, mình cũng không nghe được chính vì thế cho nên mình phải cố gắng nổ lực tinh tấn hơn để tự mình cứu lấy mình.

      Sau khi mình chết rồi, trong vòng 49 ngày chưa chắc gì có người thân nào chịu vì mình mà làm các công đức hồi hướng cầu siêu, chớ nên ỷ lại, thượng sách là lúc còn sống, mình tranh thủ làm các việc thiện càng nhiều càng tốt, sau đó nhớ hồi hướng công đức về Tây Phương Cực Lạc, cũng giống như sau khi mình làm ra tiền thì nên gửi vào ngân hàng để cất giử vậy. Về việc này có thể tìm hiểu kỷ hơn qua bài : Vì Sao Sau Khi Tụng Kinh, Niệm Phật Chúng Ta Phải Hồi Hướng?.

      Sau 49 ngày thì VT nghĩ mỗi ngày bạn nên tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Vô Lượng Thọ vì đã có câu chuyện Thượng Phẩm Thượng Sanh Do Tụng Kinh A Di Đà Và Quán Vô Lượng Thọ.

      Các việc thiện lành, ăn chay tụng kinh, trì chú… cũng là trợ hạnh ( phần phụ ) còn chánh hạnh ( phần chính ) vẫn là trong tâm luôn nhớ Phật, niệm Phật như là bài viết này : Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh.

      Người mới tu ai cũng đều thích tụng nhiều kinh đọc nhiều chú nhưng khi tu lâu rồi thì mới thấy rỏ lời Tổ Sư Thiện Đạo nói làm như thế là xen tạp, ( duyên tạp loạn động khiến cho lạc mất chánh niệm ). Tuy nhiên nếu bạn chỉ tụng một quyển kinh A Di Đà và một bài chú Đại Bi thì cũng không gọi là nhiều. Nếu thích thì mỗi ngày tụng 5 biến chú Đại Bi thôi, để dành thời gian để niệm Phật vì việc niệm Phật quan trọng lắm, giờ phút lâm chung mình chỉ còn nương nơi 6 chữ này mà vãng sanh chứ lúc đó đủ thứ bệnh khổ, tử khổ, đâu còn sáng suốt minh mẩn để mà tụng chú đại bi ( vì dài quá ). Chính vì thế cho nên có rất nhiều liên hữu trong đạo tràng Tịnh Độ chỉ niệm Phật mà thôi, không có tụng kinh trì chú gì cả gọi là Chuyên Tu như là bài viết này : Bỏ Tụng Chú Để Niệm Phật.

      Nếu như có thể tập cho hai đứa nhỏ cũng ăn chay luôn là việc tốt. Nếu như không được thì lúc nấu đồ mặn, trong lúc nêm thì cứ nhắm chừng, hơi lạt thôi, có gì tụi nhỏ sẽ thêm cho vừa ý, mình chớ nên nếm qua vì làm như thế việc trường chay của mình sẽ không đạt hiệu quả.

      Chỉ cần bạn ăn chay trường 3 năm, nhìn lại đồ mặn, đừng nói chi là ăn, chỉ ngửi mùi thôi là đã muốn nôn mửa rồi vì cái mùi nó tanh hôi, khó chịu lắm, nó vốn là xác chết mà cho nên độc hại lắm. Tại người ta ăn mặn quen, bị cái tập khí nó huân tập cho nên thấy đó là việc bình thường. Cũng giống như người không hút thuốc lá khi đi ngang qua chỗ mấy ông hút thuốc lá thì phải bịt mũi, khó chịu lắm nhưng các ông hút thuốc lá thì vẫn cứ phì phà thoải mái không hề có cảm giác gì khó chịu cả. Chỗ này Phật gọi là biệt nghiệp dị kiến, tu là chuyển nghiệp, phải tu lâu thì mới chuyển được nghiệp, còn nếu không tu thì cái nghiệp nó dẫn mình đi. Thiện nghiệp dẫn về tam thiện đạo ( A tu la, người, trời ), ác nghiệp dẫn về tam ác đạo ( địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ). Chỉ có Tịnh Nghiệp ( niệm Phật ) mới giúp mình ra khỏi lục đạo luân hồi ( tam thiện đạo và tam ác đạo ) vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  41. Diệu trúc ( thulinh )

    Mến chào viên trí
    Hai ngày nay mình đi chùa và cúng thất cho Anh mình nên ko nói chuyện cùng viên trí. Mình nghe lời khuyên của viên trí đem 50 quyển kinh Ấn tống đi chùa Hoằng Pháp ở hóc môn cúng dường Phật và 50 quyển xuống chùa cúng thất thứ 5 của ảnh mình cúng dường Phật luôn rồi. Sau 49 ngày mình sẻ tụng kinh A Di Đà và niệm chú đại bi như lời khuyên của viên trí
    Mình muốn hỏi viên trí như mình vào Trang. Thờ Phật tại nhà cần phải biết những điều kiêng kị như có nói các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lể Phật, thậm Chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thấp Hương tụng kinh. Niệm Phật vì nói đó là điều cấm kị của hàng quỷ thần cấp dưới, vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hể thấy máu bẩn thì dể nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu thấy máu là dấy lòng tham nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa giỡn làm nhục. Điều đó có đúng không viên trí ? Nếu đúng chẳng lẻ tới ngày kinh thì không tụng kinh được sao. Và lỡ như vào những ngày đó có việc phải xuống chùa thì làm sao ?

    Reply
  42. Diệu trúc ( thulinh )

    Mến chào viên trí
    Hai ngày nay mình đi chùa và cúng thất cho Anh mình nên ko nói chuyện cùng viên trí. Mình nghe lời khuyên của viên trí đem 50 quyển kinh Ấn tống đi chùa Hoằng Pháp ở hóc môn cúng dường Phật và 50 quyển xuống chùa cúng thất thứ 5 của ảnh mình cúng dường Phật luôn rồi. Sau 49 ngày mình sẻ tụng kinh A Di Đà và niệm chú đại bi như lời khuyên của viên trí
    Mình muốn hỏi viên trí như mình vào Trang. Thờ Phật tại nhà cần phải biết những điều kiêng kị như có nói các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lể Phật, thậm Chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thấp Hương tụng kinh. Niệm Phật vì nói đó là điều cấm kị của hàng quỷ thần cấp dưới, vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hể thấy máu bẩn thì dể nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu thấy máu là dấy lòng tham nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa giỡn làm nhục. Điều đó có đúng không viên trí ? Nếu đúng chẳng lẻ tới ngày kinh thì không tụng kinh được sao. Và lỡ như vào những ngày đó có việc phải xuống chùa thì làm sao ?

    Reply
  43. Diệu trúc ( thulinh )

    Còn chuyện này nửa mình nghe người lớn nói người mới chết trong khi chưa xả tang thì không được cúng những gì có dây leo như bầu, đậu bắp…. v,v chuyện đó có đúng không viên trí
    Và người ăn chay phải cử ngũ vị tân vậy sao cúng thất Anh mình ở chùa mình thấy những người làm công quả họ làm củ hành. Như món xào chẳng hạn thay vì họ không dùng tỏi họ lài dùng củ hành vậy nghĩa là sao ?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Diệu Trúc

      Trong bài Thờ Phật Tại Nhà Cần Phải Biết Những Điều Kiêng Kị‏ thì thầy Thánh Nghiêm nói trong trường hợp đó thì khi vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt. chứ đâu có nói là không được tụng kinh hay không được đến chùa. Đoạn tiếp theo thầy khẳng định : “…chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc…”

      Người mới chết trong khi chưa xả tang thì không được cúng những gì có dây leo như bầu, đậu bắp…. v,v Cái vụ này là do dân gian người ta tự đặt ra chứ Phật đâu có nói như thế. Dân gian đã đặt ra rất nhiều phong tục tập quán, có nhiều người không biết cứ tưởng đâu là Phật dạy làm như thế. Muốn biết việc ấy có tốt, có nên làm hay không thì phải xem lại lời Phật dạy : ” Lời nói, suy nghĩ việc làm nên vì lợi ích chúng sanh chứ đừng tổn hại chúng sanh “.

      Hành lá, hành hương, củ hành trắng, của hành vàng, củ hành đỏ… cũng đều là hành. Hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu là ngủ vị tân. Điều này đã có nói rỏ trong bài Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?. Những người làm công quả họ làm củ hành có lẻ là vì họ không biết hoặc họ biết mà cố phạm.

      Trong trường hợp người ta không biết, nếu như mình nói cho người ta biết có thể người ta sẽ sửa sai và cám ơn mình. Mình chỉ nên nói một lần mà thôi, nếu người ta không tin hoặc không nghe thì thôi, chớ nên cải vả sanh ra thị phi phiền não.

      Còn trường hợp người ta biết mà cố phạm thì trừ phi mình là thầy của người ta thì mới nên nói còn bằng không thì thôi. Tại vì người ta có cái ” chấp trước ” là ” việc mình làm như thế này là đúng rồi ” và cái ” phân biệt ” là ” người này không phải thầy của mình “.

      Thượng sách hơn hết là nên y theo lời Ngài Ấn Quang đại sư dạy : ” Lúc nhàn đàm đừng nên nói lỗi người, lúc tĩnh tọa thường tự xét lỗi mình “. Cư sỉ Diệu Âm cũng đã có nói qua trong bài Vì Sao Chúng Ta Không Nên Nói Lỗi Người Khác? .

      Nam Mô A Di Đà Phật

  44. Diệu trúc ( thulinh )

    Mình thông suốt rồi cám ơn viên trí nha.
    Khi nào mình có thắc mắc gì lại lên mạng thỉnh giáo sư huynh nữa.

    Reply
  45. Diệu trúc ( thulinh )

    Gửi viên trí
    Trong hồi âm viên trí có nói ăn chay, tụng kinh,trì chú là trợ hạnh vậy sau 49 ngày mình nhất tâm niêm Phật. Viên trí cho mình hỏi mình vào Trang nghi thức niệm Phật hằng ngày trong đó chỉ như vầy mình nói gọn thôi nha
    1 Chí tâm đảnh lễ
    2 tán Phật
    3 niệm Phật
    4 sám hối
    5 phát nguyện
    6 tam tự quy y
    7 hồi hướng
    Như vây mình làm đúng như vậy mỗi ngày đúng không ?
    Lại vầy nửa mình vào Trang dạy cách giải trừ oán thù của oan gia trái chủ của ( pháp sư tịnh không ) như mình muốn đọc bài này thì niệm Phật như trên xong rồi đọc được không ? Và đọc mỗi ngày hây là vào ngày 14-30 mới đọc ? Mong viên trí giải đáp giúp dùm. Nam Mô A Di Đà Phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Diệu Trúc

      Sở dỉ mà VT nói lấy niệm Phật làm chánh hạnh là do thời nay đa số chúng ta đều phước mỏng nghiệp dày, hoàn cảnh của mỗi người mỗi khác, ai ai cũng bận rộn với công ăn việc làm, muốn vừa làm vừa tu thì chỉ có pháp môn niệm Phật là thích hợp như là câu chuyện Làm Việc Nặng Niệm Phật Được Vãng Sanh.

      Mỗi chùa, mỗi tông phái đều có những Nghi Thức Tụng Niệm không đồng nhất, nghi thức nào cũng đều tốt cả, mỗi người tùy theo sở thích của mình mà chọn lấy một nghi thức phù hợp. Phần Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày mà ở đây soạn có lẻ là dành cho các đạo tràng tu Tịnh Độ dưới sự hướng dẫn của Pháp Sư Tịnh Không. Dỉ nhiên là bạn cũng có quyền thêm bớt, sửa chửa cho phù hợp với tâm nguyện của bạn, trở thành nghi thức riêng của bạn. Nhưng theo VT thấy thì phần Nghi Thức này là rất hoàn chỉnh, không dài không ngắn. Những lúc còn khỏe mạnh thì có thể theo nghi thức dài không sao nhưng nếu như lâm vào hoàn cảnh bệnh hoạn, hấp hối thì hãy thu gọn lại thành một câu đơn giản, ngắn gọn như là bé Hoa Minh : ” Xin Đức Phật A Di Đà cho con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc “.

      Phần Nghi thức trên là dùng trong những thời khóa niệm Phật sáng tối ( tùy theo hoàn cảnh của mỗi người mà tự sắp xếp một ngày có 1,2,3,4… thời khóa, mỗi thời khóa từ 15 phút, 30 phút, 1 tiếng, 2 tiếng…). Trong những thời khóa niệm Phật thì mình có thể đối trước bàn Phật, thắp hương, lể bái, niệm có tiếng… Ngoài thời khóa niệm Phật ra thì trong những lúc làm việc cũng hãy nên cố gắng tập niệm Phật trong tâm ( lắng nghe tiếng niệm Phật từ tâm mình phát ra, mỗi tiếng đều rỏ ràng, giọng điệu tha thiết như con thơ gọi cha, nhớ cha, mong được về với cha, cha là Đấng Từ Phụ A Di Đà Phật, là cha lành chung 4 loài : thai, noãn, thấp, hóa ).

      Bài ” Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ ” được trích từ ” Văn Phát Nguyện Sám Hối ” của PS Tịnh Không. Dỉ nhiên là bạn muốn đọc bài nào cũng được, mỗi ngày cũng được, muốn một tháng đọc vào ngày14, 30 cũng được. Nói chung là tùy hoàn cảnh của mỗi người. Quan trọng là mình phải nương theo lời văn đó mà thành tâm sám hối. Hai bài văn trên có lẻ là Ngài Tịnh Không soạn dành cho trường hợp của những người bị oan gia trái chủ đang quấy phá nhiễu hại.

      Còn trường hợp những người quá bận rộn hoặc oan gia trái chủ chưa đến thì VT nghĩ là mình nên ngăn ngừa trước bằng cách sau mỗi thời khóa tụng niệm, khi đọc xong bài hồi hướng thì mình kèm theo một câu đại khái như thế này : ” Và cũng nguyện mang công đức này xin chư Phật chứng minh cho con được hồi hướng đến các chư vị oan gia trái chủ của con trong nhiều đời nhiều kiếp về trước, ngưỡng mong tất cả đều được âm siêu dương thới, tốc xả mê đồ, siêu sanh Tịnh Độ “. Khi mà các vị oan gia trái chủ đang trên đường đến để đòi nợ mình, tự nhiên thấy mình biết tu hành, ăn năn sám hối và hồi hướng công đức đến cho họ thì hy vọng là họ sẽ hoan hỉ mà xóa bỏ những oán thù từ tiền kiếp, nhờ thế mà mình không bị bệnh hoạn, tai nạn…( có thể xem như là ngừa bệnh hơn trị bệnh ).

      Nam Mô A Di Đà Phật

    • Cư sĩ Hữu Minh

      Thật ra phần Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày ở đây không phải là nghi lễ do HT Tịnh Không hướng dẫn mà chỉ là sự góp nhặt từ các đạo tràng khác nhau. Đã từ lâu Hữu Minh cứ mòn mỏi mong chờ một vị thiện hữu trí thức nào đó viết sẵn 1 nghi thức cho hành giả tu Tịnh Độ tại gia lấy đó làm khuôn mẫu để hành trì mỗi ngày, nhưng mòn mỏi quan âm mãi vẫn không thấy. Giở các quyển Kinh Nhật Tụng để tìm thì chỉ thấy những phần nghi lễ để tụng kinh hoặc sám hối chứ không có phần nghi lễ niệm Phật. Cộng tu tại đạo tràng thì các phần nghi lễ đa số hơi dài, chỉ thích hợp khi cộng tu chứ không thích hợp để tu tập một mình ở nhà mỗi ngày. Vì thế nên HM bặm gan soạn thử phần nghi thức niệm Phật bằng cách dung hợp những điểm chính tu tập của các đạo tràng và từ Kinh Nhật Tụng lại với nhau cho thích hợp với thời khoá biểu bận rộn của mình như Viên Trí và mọi người đã đọc. Sau một thời gian “thực nghiệm” HM nhận thấy phần nghi thức này không chiếm quá nhiều thời gian cho phần hành lễ, vì thế mình có thể dành nhiều thời gian hơn để niệm Phật. Vả lại tuy rằng phần nghi thức niệm Phật này chỉ gói ghém trong 7 phần rất đơn giản ai cũng có thể hành trì theo được, nhưng cũng không kém phần trang trọng. Vì vậy Hữu Minh mới bạo gan đem ra chia sẻ với anh em liên hữu nơi đây vì biết chắc nhiều người trong chúng ta khi mới bước chân tập tễnh vào cửa Tịnh Tông cũng đều bỡ ngỡ, muốn niệm Phật nhưng không biết cách thức và nghi lễ ra sao. Hy vọng phần Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu mỗi ngày của các bạn trên bước đường về cõi tịnh.

      A Di Đà Phật

  46. Diệu trúc

    Gửi viên trí
    Mình nghe một Phật tử nói,đọc kinh chứ không tụng kinh mà nằm đọc kiếp sau sẽ làm rắn chuyện nầy đúng không viên trí ? Một Phật tử nói cúng chay tăng càng nhiều tăng càng tốt chuyện nầy cũng đúng không ?

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Diệu Trúc

      Kinh Nhân Quả 3 đời nói : ” 37. Đời nay lùn bé do nhân gì? Kiếp trước xem kinh để dưới đất. “. Điều này chứng minh cho thấy đối với kinh sách mình cần nên tôn kính, gọi là tinh thần trọng pháp. Chính vì thế cho nên người Phật Tử kia nói : ” nằm đọc kiếp sau sẽ làm rắn ” là ý vị đó muốn nhắc nhở mình nên ngồi hoặc quỳ trước bàn Phật mà đọc để bày tỏ tấm lòng tôn trọng kinh sách, kinh sách chính là pháp bảo. Ai đã quy y Tam Bảo thì cần nên có tinh thần tôn trọng kinh sách nói riêng và pháp bảo nói chung. Có thể nói là ” ý tại ngôn ngoại ” cho nên chỉ cần hiểu ý vị ấy là được rồi chớ nên chấp vào văn tự vì nếu theo sát nghĩa văn tự thì không chính xác 100% là kiếp sau thành con rắn. Hơn nữa chỉ cần có lòng thành kính là được còn trường hợp như các cụ già hoặc người bệnh nằm liệt giường thì ” lực bất tòng tâm ” nên không áp dụng cho trường hợp này.

      Cúng trai tăng càng nhiều tăng càng tốt cũng đúng nhưng chỉ đúng một phần tại vì có nhiều trường hợp sẽ khiến cho câu này không còn chính xác :

      Như là trường hợp mình chỉ cúng cho một vị nhưng vị này theo đúng tinh thần ” lợi hòa đồng huân ” nên mang về chia đều khắp tất cả các vị khác trong chùa cho nên trường hợp này là cúng cho một vị nhưng cũng đồng với cúng cho tất cả.

      Cũng có trường hợp mình cúng cho tất cả nhưng sau khi mình ra về thì thầy trụ trì sẽ thu gom lại và chỉ dùng để giúp cho một vị già yếu bệnh hoạn, như vậy thì cúng cho tất cả cũng như cúng cho có một vị.

      Ngày xưa, có một vị vua cúng cho Phật rất nhiều đèn nhưng cuối cùng đều tắt hết, duy có một ngọn cháy hoài không tắt, cũng không hao cạn dầu, Ngài Mục Kiền Liên vận thần thông thổi mà cũng không tắt, sau đó mới thỉnh Phật hỏi xem nguyên do. Phật cho biết ngọn đèn này là của một bà lão nhà nghèo, bà ta đã mang hết tất cả tài sản để đổi lấy ngọn đèn này và với tâm chí thành, bà đã khấn nguyện xin cho ngọn đèn cháy hoài không tắt để chứng minh công đức của bà sau này có được ánh sáng trí tuệ giống như Phật.

      Qua câu chuyện trên cho thấy công đức nhiều hay ít là ở nơi tấm lòng chân thành chứ không phải cúng nhiều phước nhiều, cúng ít phước ít.

      Nói tóm lại cúng trai tăng, càng nhiều tăng càng tốt là đúng nhưng phải nói cho rỏ hơn là tốt ở chỗ mình được ” rộng kết thiện duyên “. Còn công đức phước báo nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tấm lòng chân thành của mình cũng như đạo hạnh cao thâm của các vị thầy trong sự chú nguyện.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  47. Diệu trúc

    Xin chào viên trí
    Cho mình hỏi. Cuối đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất là sao xin viên trí cho mình biết

    Reply
    • Tự Tại

      Đảnh lễ tức là lạy, 5 vóc sát đất là đầu, 2 tay, 2 chân sát với mặt đất 🙂

  48. Diệu trúc

    Gửi viên trí
    Có phải viên trí hồi âm cho mình không vậy,sao không thấy dấu thập ở ngoài nên không biếc phải viên trí không hây là viên trí bế quan rồi.mình có chuyện muốn chia sẽ với viên trí nếu phải thì trả lời mình nha.
    Nam mô A di đà Phật

    Reply
    • Cư sĩ Viên Trí

      Xin chào Tự Tại & Diệu Trúc

      Cám ơn Tự Tại đã trả ” lời ” dùm, còn cái ” vốn ” thì chắc là VT phải tiếp tục trả, khi nào xong hết (trần duyên đã dứt) thì mới “bế quan” được chứ. 🙂

      Tự Tại không phải là VT nhưng Tự Tại nói đúng rồi đó mà nên VT không cần bổ sung gì thêm. Hình đại diện của VT là chữ Vạn chứ không phải chữ Thập. Có thắc mắc gì thì cứ hỏi đi, nếu VT có bận không online được thì sẽ có các liên hữu khác trợ giúp. VT cũng hiểu hoàn cảnh của bạn không thể nghe thầy giảng được nên phải chịu khó đọc trên mạng. Tuy nhiên trên tinh thần y pháp bất y nhân thì nên hướng tâm về Tây Phương Cực Lạc mà niệm Phật cầu sanh Tây Phương mới là việc chính còn ai trả lời trả vốn gì thì cũng vậy thôi, mai mốt về Tây Phương Cực Lạc rồi sẽ gặp.

      Nam mô A Di Đà Phật

  49. Diệu trúc

    Gửi viên trí
    Không biếc mình có về được Tây phương cực lạc hây không nửa. Mình vừa mới nói qua 49 ngày của Anh mình thì mình ăn chay trường luôn cả nhà ai cũng không vui mẹ nói còn nhỏ mà ăn chay trường gì ăn tháng 10 ngày được rồi.ong xã thì nói đi chơi hoặc đi đám tiệc mà người ăn chay người ăn mặn không khí không vui chúc nào.mình cũng không biếc tính sau nữa.

    Đường Về Cõi Tịnh: Câu hỏi phần sau của đạo hữu mang nhiều thị phi, phiền não, khẩu nghiệp không tốt nên chúng tôi đã xóa đi. Mong đạo hữu thông cảm. Bởi vì Tăng Ni ở chùa đại diện cho Tăng Bảo, phải nên tôn kính, cho dù các vị ấy có làm điều gì sai trái, chớ nên nói lỗi của họ, nếu không thì sẽ bị hậu quả khó lường.

    Xin trích dẫn một đoạn Phật dạy trong kinh Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh:

    Bạch Thế Tôn! Con từ hôm nay cho đến đời vị lai, Nếu đối với người thuộc Bồ Tát thừa, thấy họ có vi phạm mà nêu bày lỗi của họ, tức là chúng con lừa dối Như Lai…Bạch đức Thế Tôn! Con từ ngày nay cho đến tận vị lai, nếu thấy người thuộc Bồ Tát thừa dù là tại gia, hay là xuất gia, lúc thấy họ dùng thú vui ngũ dục để chơi bời, vui sướng thụ hưởng, con trọn chẳng bới tìm lỗi họ, Thường sanh lòng tin kính, tưởng như thầy dạy, Nếu chẳng như vậy thì chính là chúng con lừa dối Như Lai…

    http://www.niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/phatkhoibotat1.htm

    Lại đọc thấy HT Tịnh Không giảng trong Thập Thiện Nghiệp Đạo:

    “Mấy hôm trước, có một đồng tu ở Đông Bắc gọi điện thoại cho tôi, họ nói ở bên đó có một số người xuất gia, những gì mà trong mắt họ nhìn thấy được thật là vô cùng không như pháp. Một số người hỏi: “Chúng ta có nên đem sự việc này của họ vạch trần, tố cáo họ không?”. Nhưng họ suy nghĩ lại, sự việc này có thể phá hoại hình tượng Phật giáo, khiến rất nhiều người học Phật bị thối tâm, nhân quả này phải làm thế nào? Họ thật là khá, còn có thể tin nhân quả. Tôi bèn nói với họ: “Anh tự mình cân nhắc thật cẩn thận, tốt nhất vẫn cứ để tự nhiên. họ làm việc của họ, ta làm việc của ta. Họ làm càn làm bậy, tương lai đọa tam đồ. Nếu như ta muốn vạch trần, phải khiến biết bao nhiêu tín chúng mất đi tín tâm với Phật giáo thì ta phải đọa địa ngục A-tỳ”. Trong đây nghiệp nhân quả báo, lợi hại, được mất phải hiểu rõ.”

    A Di Đà Phật

    Reply
    • Cư Sỉ Viên Trí

      Xin chào Diệu Trúc

      Trường hợp của bạn có phần giống Tâm Hoa, cuối cùng Tâm Hoa cũng đã ăn chay trường được rồi. Ở phần trên trong hồi âm mà VT gửi Tâm Hoa đã có nói rồi,
      ở đây.

      Cư sỉ Diệu Âm cũng đã có nói trong bài Người Niệm Phật Có Bắt Buộc Phải Trường Chay Không?

      Tại sao lại không tin là mình có khả năng về Tây Phương Cực Lạc chứ? Ai cũng được thì mình cũng sẽ được thôi, chỉ cần Tin Sâu, Nguyện Thiết, Hành Chuyên như đã nói trong bài viết trên. Chỉ cần trong tâm luôn niệm Phật, nhớ Phật, tưởng Phật thì tương lai sẽ được thấy Phật.

      Nam Mô A Di Đà Phật

  50. Diệu trúc

    Gửi đường về cõi tịnh
    Con không biếc những lời chia sẻ của con là có tội khẩu nghiệp nay nhờ đường về cõi tịnh đã chỉ rõ cho con hiểu con xin sám hối những chia sẻ đó từ nay con không dám nói lỗi người khác nữa xin chư phật chứng minh cho con thành tâm sám hối Nam mô A di đà phật

    Reply

Để Lại Phúc Đáp

Your email address will not be published.

Cỡ lớn nhất có thể upload: 2 MB. Thể loại được đính kèm: image, document. Drop files here